Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2510
Title: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SINH NON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Authors: NGUYỄN TÂM, LONG
Advisor: LÊ MINH, TRÁC
Keywords: Nhi khoa;SUY HÔ HẤP Ở TRẺ SINH NON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Suy hô hấp (SHH) là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà trẻ sơ sinh gặp phải trong vài ngày đầu đời.1 Nhiều báo cáo ghi nhận rằng suy hô hấp là phổ biến, xảy ra ở khoảng 7% trong thời kỳ sơ sinh.1, 2 Trong nhóm trẻ sinh non, tỉ lệ suy hô hấp còn phổ biến hơn. Theo một nghiên cứu tại khoa hồi sức sơ sinh của Ghafoor năm 2003, suy hô hấp ghi nhận trong 37,28% trẻ sinh non và 0,11% trẻ sơ sinh đủ tháng. Tỷ lệ mắc SHH là 100% ở trẻ sinh non từ 26 tuần thai trở xuống; 57,14% ở trẻ từ 32 tuần thai trở xuống và 3,70% ở trẻ từ 36 tuần thai trở xuống.3 Theo Tăng Chí Thượng, trong 6 tháng cuối năm 2007 có 91,2% trẻ sơ sinh bị suy hô hấp trong tổng số trẻ vào khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng I (ngạt, bệnh màng trong, viêm phổi...), trong đó gần 1/3 trường hợp là đẻ non.4 Suy hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sơ sinh sớm (trong vòng 7 ngày tuổi),5 cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật, di chứng nặng ở trẻ sơ sinh.6 Với trẻ sinh non, suy hô hấp sẽ làm tăng nguy cơ cao bị bại não.7 Ở trẻ non tháng 32 – 36 tuần thai, suy hô hấp liên quan đến tăng nguy cơ động kinh.8 Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp có nguy cơ tử vong cao gấp 2 - 4 lần so với trẻ sơ sinh không bị suy hô hấp.9 Ở các nước nghèo, tỷ lệ tử vong do suy hô hấp sơ sinh cao hơn khoảng 10 lần so với các nước giàu. Nhưng ngay cả ở các nước phát triển, tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh non dưới 28 tuần thai lên tới 60%.10 Như vậy, suy hô hấp sơ sinh tuy không mới nhưng đang còn là vấn đề lớn, nghiêm trọng đối với các nhà nhi khoa và y tế toàn cầu. Đặc biệt là suy hô hấp trên các trẻ đẻ non để lại nhiều hệ lụy cho trẻ và gánh nặng cho xã hội, cần được tập trung nghiên cứu để tìm ra các giải pháp trong thực hành lâm sàng. Tại bệnh viện Phụ sản Trung ương với lưu lượng lớn bệnh nhi cần điều trị trong Trung tâm Chăm sóc và Điều trị sơ Sinh (TTCSĐTSS), có nhiều trẻ sơ sinh non tháng nhập viện mỗi ngày, không ít trong số đó có suy hô hấp ở các mức độ khác nhau, đòi hỏi nhiều biện pháp hồi sức và can thiệp kỹ thuật cao. Tuy nhiên chưa có báo cáo nào tổng kết kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng cũng như chỉ ra các yếu tố nguy cơ tiên lượng sống còn ở nhóm trẻ này. Do vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương ” với mục tiêu: 1. Nhận xét kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2. Nhận xét các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sinh non.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2510
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0686.pdf
  Restricted Access
1.72 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.