Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2495
Title: Đặc điểm điện tâm đồ và siêu âm tim ở vận động viên có hoạt động gắng sức cường độ cao
Authors: Nguyễn, Hoàng Anh
Advisor: Trần, Văn Đồng
Nguyễn, Lân Hiếu
Keywords: điện tâm đồ;siêu âm tim;vận động viên;gắng sức cường độ cao
Issue Date: 2021
Abstract: ĐẶT VẤN ĐỀ: Các vận động viên hoạt động gắng sức cường độ cao có thể biểu hiện những biến đổi điện tâm đồ theo ba nhóm: bình thường, trung gian và bất thường. Bên cạnh đó các vận động viên cũng có biến đổi về cấu trúc và chức năng tim, thể hiện bằng những thay đổi trên siêu âm tim. Có nhiều yếu tố có liên quan tới những biến đổi này: tuổi, giới, chủng tộc, loại hình gắng sức. MỤC TIÊU: (1) Mô tả đặc điểm điện tâm đồ và siêu âm tim ở vận động viên hoạt động gắng sức cường độ cao. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến những thay đổi trên điện tâm đồ và siêu âm tim ở những đối tượng nghiên cứu nói trên. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 337 vận động viên ở 16 môn thể thao thuộc phân nhóm hoạt động gắng sức cường độ cao. Tất cả vận động viên được ghi điện tâm đồ, sau đó phân tích đầy đủ các thông số cơ bản rồi phân thành một trong ba nhóm: bình thường, trung gian, bất thường theo khuyến cáo quốc tế. Có 59 vận động viên được làm siêu âm tim và phân tích các thông số cơ bản. Cuối cùng tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới biến đổi điện tâm đồ và siêu âm tim KẾT QUẢ: Nhịp cơ bản là nhịp xoang, trục trung gian là chủ yếu. Những biến đổi điện tâm đồ bình thường gặp nhiều nhất là: tái cực sớm (209/337 chiếm 62%), nhịp chậm xoang có tần số > 30 ck/ph (196/337, chiếm 58,2%), nhịp xoang thay đổi theo hô hấp (160/337, chiếm 47,5%), tăng gánh thất trái đơn độc (99/337, chiếm 9,4%) và block nhánh phải không hoàn toàn (65/337, chiếm 19,3%). Có 4,5% vận động viên có dấu hiệu điện tâm đồ trung gian và 5,9% vận động viên có dấu hiệu điện tâm đồ bất thường, bao gồm: sóng T âm đảo chiều bất thường (4,5%), hội chứng WPW type A (0,3%) và type B (0,9%), sóng Q bệnh lý (0,6%), ST chênh xuống (0,6%) và PR > 400 ms (0,3%). Đường kính thất trái cuối tâm trương (LVDd) là 48,36 ± 5,30 mm, từ 37-60 mm. Có 4 vận động viên (6,8%) có bề dày VLT hoặc TSTT 13 mm, số còn lại đều ≤ 12 mm. Chức năng tâm thu thất trái trong giới hạn bình thường (65,59 ±5,12%), hình thái cấu trúc thất trái bình thường hay gặp nhất (57,6%). Tỉ lệ biến đổi ĐTĐ bình thường, kích thước thất trái, bề dày thành thất trái ở giới nam cao hơn có ý nghĩa thống kê so với giới nữ ( p<0,05). Tỉ lệ xuất hiện dấu hiệu điện tâm đồ bất thường, bề dày thất trái cuối tâm thu đường kính nhĩ trái và kích thước gốc động mạch chủ ở nhóm vận động viên > 16 tuổi cao hơn so với nhóm ≤ 16 tuổi (7,6% với 1,2%). Bề dày thất trái, kích thước nhĩ trái, kích thước gốc động mạch chủ ở nhóm hoạt động gắng sức động ưu thế cao hơn so với nhóm gắng sức tĩnh ưu thế và nhóm gắng sức phối hợp hai loại hình. Nhóm tập luyện >21h/tuần có tỉ lệ dấu hiệu điện tâm đồ bình thường, bất thường, trung gian và tỉ lệ sóng T âm đảo chiều, kích thước, bề dày thất trái khối lượng thất trái cao hơn so với nhóm có thời gian tập luyện ≤21h/ tuần. KẾT LUẬN: Ở vận động viên hoạt động gắng sức cường độ cao, các biến đổi điện tâm đồ bình thường thường hay gặp: tái cực sớm, nhịp chậm xoang với tần số >30 ck/ph, nhịp xoang thay đổi theo hô hấp, tăng gánh thất trái đơn độc, block nhánh phải không hoàn toàn. Các biến đổi điện tâm đồ bất thường gặp là: sóng T âm đảo chiều, hội chứng tiền kích thích, ST chênh xuống, sóng Q bệnh lý, PR > 400 ms. Có sự tăng kích thước và bề dày thất trái, kích thước nhĩ trái và gốc động mạch chủ. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi điện tâm đồ và siêu âm tim ở vận động viên là: nhóm tuổi, giới, thời gian tập luyện mỗi tuần, loại hình gắng sức.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2495
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021NTnguyenhoanganh.docx
  Restricted Access
1.63 MBMicrosoft Word XML
2021NTnguyenhoanganh.pdf
  Restricted Access
2.29 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.