Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2494
Title: “Nhận xét đặc điểm hình ảnh và kỹ thuật sinh thiết xuyên thành nốt đơn độc ở phổi ≤ 3cm dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính”
Authors: NGUYỄN DUY, THÁI
Advisor: Bùi Văn, Lệnh
Lê Tuấn, Linh
Keywords: Chẩn đoán hình ảnh
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Hiện nay, ung thư phổi là bệnh lý ung thư có tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong cao nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đứng đầu ở cả hai giới nam và nữ. Theo Globocan 2018, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,1 triệu trường hợp mắc mới ung thư phổi, chiếm 11,6% tổng sổ ca ung thư mới phát hiện. Đồng thời, mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,8 triệu người tử vong vì ung thư phổi1. Tỷ lệ sống sau 5 năm trung bình của bệnh nhân ung thư phổi thấp, xấp xỉ 15%. Việc sàng lọc và chẩn đoán sớm ung thư phổi có ý nghĩa quan trọng trong điều trị ung thư phổi. Nốt đơn độc tại nhu mô phổi là dạng tổn thương hay gặp trong thăm khám bệnh lý cơ quan hô hấp, được định nghĩa là những nốt mờ, kích thước dưới 3cm, được bao bọc xung quanh toàn bộ hoặc một phần bởi nhu mô phổi, quan sát thấy được trên phim chụp CLVT hoặc Xquang thường quy. Chẩn đoán phân biệt khi tiếp cận nốt đơn độc tại nhu mô phổi thường rất đa dạng, trong đó các tổn thương ác tính chiếm tỷ lệ dao động từ 5 đến 70%.2 Việc chẩn đoán bản chất của nốt đơn độc tại nhu mô phổi rất có ý nghĩa trong thực tế lâm sàng, giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, nhất là trong trường hợp ung thư phổi, cải thiện rõ rệt tiên lượng sống của bệnh nhân. CLVT là phương pháp chẩn đoán hữu hiệu trong đánh giá các bệnh lý phổi, đặc biệt có vai trò quan trọng trong chẩn đoán nguyên nhân và quản lý nốt đơn độc tại phổi. Kích thước, đặc điểm hình thái, vị trí, sự tiến triển của tổn thương cũng như đặc điểm nhu mô phổi của bệnh nhân là các yếu tố quan trọng trong phân loại nguy cơ ác tính của tổn thương. Từ đó các tổn thương đơn độc tại phổi có thể được phân loại thành các nhóm nguy cơ thấp hay nguy cơ cao, giúp lựa chọn phương pháp quản lý nốt đơn độc phù hợp. Các phương pháp quản lý nốt đơn độc thông thường bao gồm theo dõi định kỳ bằng CLVT, chụp PET-CT, sinh thiết tổn thương hoặc phẫu thuật…, trong đó sinh thiết u phổi là phương pháp giúp chẩn đoán nguyên nhân tổn thương tại phổi, có chỉ định với các tổn thương dạng nốt đặc kích thước trên 8mm. Sinh thiết u phổi có thể thực hiện trong nội soi phế quản , dưới hướng dẫn của siêu âm, CLVT hoặc dưới màn huỳnh quang tăng sáng,… Tuy nhiên, sinh thiết u phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, có giá trị trong chẩn đoán các khối u phổi, đặc biệt trong các trường hợp tổn thương có kích thước nhỏ và ở ngoại vi phổi. Nghiên cứu của Oikonomou A. và cs cho thấy sinh thiết chẩn đoán u phổi có độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị chẩn đoán đúng tương ứng lần lượt là 89%, 97% và 93%.3 Ở Việt Nam, kỹ thuật sinh thiết phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của CLVT từ năm 20014. Các tai biến của sinh thiết chia làm hai nhóm chính: các tai biến liên quan đến mạch máu và không liên quan đến mạch máu. Tỷ lệ tai biến của sinh thiết u phổi có liên quan trực tiếp đến kích thước khối u, đặc biệt trong các tổn thương dưới 3cm. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu “Nhận xét đặc điểm hình ảnh và kỹ thuật sinh thiết xuyên thành nốt đơn độc ở phổi ≤ 3cm dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính”, với 2 mục tiêu sau: 1. Đặc điểm hình ảnh nốt đơn độc phổi ≤3cm trên phim chụp cắt lớp vi tính. 2. Mô tả kĩ thuật, kết quả và nhận xét tai biến sinh thiết xuyên thành nốt đơn độc phổi kích thước ≤3cm.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2494
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0662.pdf
  Restricted Access
1.99 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.