Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2479
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorHồ, Sỹ Hùng-
dc.contributor.authorPhạm, Thanh Nhàn-
dc.date.accessioned2021-12-04T01:42:14Z-
dc.date.available2021-12-04T01:42:14Z-
dc.date.issued2021-12-02-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2479-
dc.description.abstractĐẶT VẤN ĐỀ Vô sinh là một vấn đề ngày càng hay gặp, điều trị vô sinh là một nội dung quan trọng trong chiến lược dân số nước ta. Việc điều trị thành công cho những cặp vợ chồng vô sinh mang ý nghĩa nhân đạo và khoa học của chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Phương pháp điều trị vô sinh thụ tinh ống nghiệm ngày càng phát triển và đem lại niềm vui cho các cặp vợ chồng, với quy trình cơ bản là kích thích buồng trứng, mục đích để đạt được số lượng nang noãn và số phôi phù hợp nhằm tăng tỷ lệ thành công thụ thai. Tuy nhiên, việc dùng thuốc kích thích phóng noãn, đặc biệt là thuốc tiêm gây biến chứng hội chứng quá kích buồng trứng là tình trạng đáp ứng quá mức của buồng trứng làm tăng tính thấm thành mạch, xuất hiện đầu tiên từ mạch máu buồng trứng đến các cơ quan, biểu hiện là giảm khối lượng tuần hoàn, cô đặc và tăng đông máu. Hội chứng này thường xảy ra vài ngày sau phóng noãn trong các chu kỳ kích thích buồng trứng bằng clomiphen citrat hoặc GnRH agonist hoặc antagonist có dùng hCG làm trưởng thành nang noãn. Một số trường hợp được báo cáo là quá kích buồng trứng tự nhiên, hiếm gặp lặp lại trên cùng một bệnh nhân hoặc có tính chất gia đình1 nhưng chủ yếu quá kích buồng trứng xảy ra sau phương pháp kích thích GnRh agonist 2,3,4 thường được dùng trong thụ tinh ống nghiệm. Tỷ lệ quá kích buồng trứng nhẹ chiếm 8 - 23%, trung bình chiếm 1 - 7%, nặng chiếm 1 - 10%. Hội chứng quá kích buồng trứng bao gồm nhiều triệu chứng, đặc điểm chung là do tình trạng đa hoàng thể hóa và thoát dịch từ lòng mạch vào khoang gian bào. Quá kích buồng trứng nặng bao gồm các triệu chứng: tràn dịch màng phổi, màng tim, màng bụng, rối loạn đông máu, tắc mạch, đặc biệt có thể tử vong mẹ (1/45000-1/5000). Yếu tố nguy cơ quá kích buồng trứng đã được nghiên cứu là tuổi trẻ, cân nặng thấp, buồng trứng đa nang, nồng độ estradiol ngày trưởng thành noãn và số nang noãn ngày tiêm trưởng thành noãn. Gần đây một số yếu tố nguy cơ mới được các tác giả trên thế giới nghiên cứu là đếm số nang thứ cấp và nồng độ Anti mullerian hormone. Tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng, kỹ thuật IVF đã được thực hiện từ năm 2008, với mong muốn góp phần làm rõ thêm về các yếu tố nguy cơ và cách xử trí của quá kích buồng trứng, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Điều trị hội chứng quá kích buồng trứng nặng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm và các yếu tố nguy cơ tại bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng ", với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị hội chứng quá kích buồng trứng nặng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng. 2. Nhận xét các yếu tố nguy cơ hội chứng quá kích buồng trứng nặng ở các bệnh nhân trên.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Kích thích buồng trứng trong thụ tinh ống nghiệm 3 1.2. Kích thích buồng trứng 3 1.2.1. Các chỉ định của KTBT 3 1.2.2. Nguyên lý của KTBT 4 1.2.3. Các thuốc và phác đồ kích thích buồng trứng 4 1.3. Hội chứng quá kích buồng trứng 6 1.3.1. Khái niệm 6 1.3.2. Phân loại 7 1.3.3. Các yếu tố liên quan với hội chứng QKBT 12 1.4. Sinh bệnh học của QKBT 17 1.4.1. Các chất trung gian hóa học tiềm tàng. 18 1.4.2. Hoạt động của hệ prorenin- renin-angiotensin (RAS). 18 1.4.3. Cytokine 18 1.4.4. Cytokine dị ứng và histamin 18 1.4.5. Yếu tố tăng trưởng nội mạch 19 1.5. Triệu chứng 20 1.5.1. Lâm sàng. 20 1.5.2. Cận lâm sàng 21 1.5.3. Các biến chứng 22 1.6. Điều trị 23 1.6.1. Tiêu chuẩn nhập viện: 23 1.6.2. Theo dõi bệnh nhân ngoaị trú 23 1.6.3. Theo dõi tại bệnh viện 23 1.6.4. Chiến lược điều trị 23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu 25 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25 2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26 2.2.3. Sơ đồ nghiên cứu 27 2.2.4. Chọn mẫu 28 2.2.5. Các biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu. 29 2.3. Xử lý và phân tích số liệu 30 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 30 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 3.1. Kết quả điều trị hội chứng quá kích buồng trứng nặng ở bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm. 31 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 31 3.1.2 Kết quả điều trị 33 3.2. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến quá kích buồng trứng 38 3.2.1 Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể và quá kích buồng trứng 38 3.2.2. Liên quan dự trữ buồng trứng và quá kích buồng trứng 39 3.2.3 Tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang liên quan đến QKBT 40 3.2.4. Liên quan nồng độ Estradiol ngày gây trưởng thành noãn, số noãn chọc hút và quá kích buồng trứng 41 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 42 4.1. Kết quả điều trị hội chứng quá kích buồng trứng nặng ở bệnh nhân 42 thụ tinh ống nghiệm. 42 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 42 4.1.2 Kết quả điều trị 44 4.2. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến quá kích buồng trứng 49 4.2.1. Chỉ số khối cơ thể và liên quan đến quá kích buồng trứng 49 4.2.2. Đặc điểm dự trữ buồng trứng và liên quan đến quá kích buồng trứng 51 4.2.3 Tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang liên quan đến QKBT 52 4.2.4 Liên quan nồng độ Estradiol ngày gây trưởng thành noãn, số noãn chọc hút với quá kích buồng trứng 54 KẾT LUẬN 56 KIẾN NGHỊ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại Học Y Hà Nộivi_VN
dc.subjectQúa Kích Buồng Trứngvi_VN
dc.titleĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG QUÁ KÍCH BUỒNG TRỨNG NẶNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở BỆNH NHÂN THỤ TINH ỐNG NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNGvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV - NHAN - sửa chữa sau khi bảo vệ.docx
  Restricted Access
782.27 kBMicrosoft Word XML
LV - NHAN - sửa chữa sau khi bảo vệ-đã chuyển đổi.pdf
  Restricted Access
1.09 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.