Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2470
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Văn, Kính-
dc.contributor.advisorĐoàn Thu, Trà-
dc.contributor.authorBẠCH NGUYỄN, TRÀ MY-
dc.date.accessioned2021-12-03T09:39:31Z-
dc.date.available2021-12-03T09:39:31Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2470-
dc.description.abstractNhiễm khuẩn là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở những bệnh nhân mắc bệnh cơ quan tạo máu, đặc biệt ở những bệnh nhân lơxêmi.1,2,3 Bệnh nhân mắc lơxêmi thường có những bất thường trong cơ chế miễn dịch bảo vệ cơ thể, quá trình sinh máu bình thường của cơ thể bị mất đi, thay vào đó là sự tăng sinh và tích lũy các tế bào non – ác tính (blast) trong tủy xương và máu ngoại vi. Tế bào ác tính nhanh chóng lấn át và ức chế quá trình sinh sản và biệt hóa của các tế bào tạo máu bình thường tại tủy xương, sẽ gây ra những rối loạn trầm trọng toàn cơ thể, đặc biệt trong đó không thể không nhắc đến các bệnh nhiễm khuẩn. Đặc biệt ở người bệnh mắc lơxêmi cấp vốn đã có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cao hơn người không mắc lơxêmi, các bệnh nhiễm trùng cũng là nguyên nhân tử vong chính ở bệnh nhân lơxêmi cấp.4¬,5 Các nhiễm khuẩn thường gặp ở bệnh nhân lơxêmi cấp là nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màng não... Trong đó, các kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ nhiễm trùng huyết nặng cao hơn 1,8 lần ở các bệnh nhân ung thư và 15 lần ở bệnh nhân ung thư máu so với nhóm dân số chung nói chung.6 Hơn nữa Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, có mô hình bệnh tật chủ yếu là các bệnh truyền nhiễm, khiến cho các bệnh nhân mắc lơxêmi càng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Cùng với sự gia tăng của tình trạng kháng kháng sinh, các nhiễm khuẩn xảy ra trên các bệnh nhân này thường do các vi khuẩn đề kháng kháng sinh gây nên, từ đó làm cho việc điều trị ngày càng gặp khó khăn.7,8 Tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương (NHTƯ) và bệnh viện Bạch Mai hàng năm có nhiều bệnh nhân lơxêmi bị nhiễm khuẩn huyết với các mức độ nặng - nhẹ khác nhau, có khá nhiều bệnh nhân lơxêmi cấp vào viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng nề, tỉ lệ tử vong cao. Nghiên cứu 10 năm từ 2008 đến năm 2018 tại bệnh viện Trung Ương Huế cho thấy nhiễm khuẩn chiếm 43,2% nguyên nhân tử vong ở các trẻ em mắc lơxêmi cấp.9 Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chưa có sự đánh giá rõ ràng về tỉ lệ/tỉ suất gặp nhiễm khuẩn huyết, biểu hiện lâm sàng cũng như các căn nguyên thường gặp. Bên cạnh đó, các bằng chứng nghiên cứu trên đối tượng người lớn còn hạn chế. Nhằm cung cấp thêm các bằng chứng khoa học trong thực hành lâm sàng điều trị bệnh nhân lơxêmi người lớn, chứng tôi thực hiện đề tài: "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân lơxêmi người lớn" với các mục tiêu như sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân lơxêmi người lớn điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương và bệnh viện Bạch Mai. 2. Xác định các căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết và tính nhạy cảm kháng sinh của các căn nguyên này.vi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectTruyền nhiễm và các bệnh nhiệt đớivi_VN
dc.title"Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân lơxêmi người lớn"vi_VN
dc.title.alternative"Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân lơxêmi người lớn"vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0654.pdf
  Restricted Access
1.8 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.