Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2460
Title: XÂY DỰNG QUY TRÌNH VÀ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG CHÌ MÁU BẰNG QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ
Authors: NGUYỄN THỊ, MINH HẠNH
Advisor: TRẦN THỊ, TRẦN THỊ CHI MAI
Keywords: Kỹ thuật xét nghiệm y học;PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG CHÌ MÁU BẰNG QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Chì là một kim loại được tìm thấy trong lớp vỏ trái đất, có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống bao gồm khai thác mỏ, luyện kim, các hoạt động sản xuất và tái chế; một số quốc gia trên thế giới sử dụng sơn pha Chì và xăng pha Chì. Hơn 3/4 số tiêu thụ Chì trên toàn cầu dùng để sản xuất ắc quy Chì-axít cho xe có động cơ. Chì cũng được sử dụng trong nhiều sản phẩm khác như bột màu, sơn, hàn, kính màu, tàu pha lê, đạn dược, men gốm, đồ trang sức, đồ chơi và trong một số mỹ phẩm và các loại thuốc cổ truyền. Nước uống được cung cấp qua đường dẫn hoặc ống với các mối hàn có thể chứa Chì.1,2 Sử dụng rộng rãi Chì đã dẫn đến ô nhiễm môi trường, phơi nhiễm Chì của con người và các vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở nhiều nơi trên thế giới. Chì có thể gây độc cấp và mạn tính ở tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt là sự tác động của Chì đến sự phát triển trí tuệ và sự phát triển của thế hệ trẻ - tương lai của xã hội. Theo Viện đánh giá và nghiên cứu y tế (IHME) tại Đại học Washington, trên toàn thế giới năm 2017 phơi nhiễm Chì gây tử vong cho 1,06 triệu người và 24,4 triệu năm mất do tàn tật và tử vong do hậu quả lâu dài của ngộ độc Chì trên sức khỏe.3 Tổ chức Y tế thế giới ước tính ngộ độc Chì là nguyên nhân bệnh tật cho 13,9 triệu người năm 2012 và gây chậm phát triển tinh thần mức nhẹ đến trung bình cho 0,6 triệu trẻ em hàng năm.4,5 Một nghiên cứu gần đây về nồng độ Chì máu và các yếu tố nguy cơ phơi nhiễm Chì ở trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ trẻ có nồng độ Chì máu cao là 7,1%; tương đương với các nước khu vực Đông Nam Á.6 Chẩn đoán lâm sàng ngộ độc Chì có thể gặp khó khăn khi không có tiền sử tiếp xúc rõ ràng vì những người bị nhiễm độc có thể không có triệu chứng hoặc các dấu hiệu và triệu chứng tương đối không đặc hiệu. Do đó, xét nghiệm là thăm dò đáng tin cậy để chẩn đoán ngộ độc Chì và đóng vai trò cốt lõi trong xác định và quản lý ngộ độc Chì, trong đánh giá phơi nhiễm nghề nghiệp hay phơi nhiễm môi trường với Chì. Ngày nay, các phòng thí nghiệm chủ yếu đánh giá phơi nhiễm Chì với các phương pháp đo nồng độ Chì trong máu toàn phần. Mặc dù một số mô khác như tóc, răng, xương và nước tiểu cũng phản ánh phơi nhiễm Chì, tuy nhiên nồng độ Chì trong máu toàn phần được chấp nhận là công cụ hữu ích nhất trong sàng lọc và chẩn đoán ngộ độc Chì.7 Có nhiều phương pháp định lượng Chì trong máu như quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), đo điện thế (AVS) và phổ khối (ICP-MS).7,8 Hiện nay phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng lò điện (Graphite furnace atomic absorption spectrometry) là phương pháp hay dùng nhất để định lượng Chì trong máu. Để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị ngộ độc Chì, khoa Sinh hoá Bệnh viện Nhi trung ương triển khai kỹ thuật định lượng Chì trong máu toàn phần bằng phương pháp quang phổ nguyên tử sử dụng lò điện. Việc xây dựng quy trình kỹ thuật và thẩm định kỹ lưỡng trước khi đưa vào phục vụ người bệnh là cần thiết, đảm bảo để có quy trình xét nghiệm Chì máu chính xác và tin cậy. Vì vậy, đề tài này được thực hiện với hai mục tiêu: 1. Xây dựng quy trình định lượng Chì máu bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử trên máy AA-7000 của Shimadzu. 2. Thẩm định phương pháp định lượng Chì máu bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2460
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS0645.pdf
  Restricted Access
2.39 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.