Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2447
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPGS.TS. Nguyễn, Ngọc Quang-
dc.contributor.authorĐỗ, Thị Thu Trang-
dc.date.accessioned2021-12-02T08:07:13Z-
dc.date.available2021-12-02T08:07:13Z-
dc.date.issued2021-11-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2447-
dc.description.abstractMục tiêu: Tìm hiểu sự thay đổi và giá trị tiên lượng của nồng độ lactat máu trên bệnh nhân phẫu thuật van tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể (THNCT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 348 bệnh nhân được phẫu thuật van tim có sử dụng THNCT trong thời gian từ tháng 06/2020 đến tháng 05/2021 tại Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Tuổi trung bình là 54,9±11,7; nam giới chiếm 42,8%, Euroscore II trung bình là 4,07±6,27. 1. Sự thay đổi nồng độ lactat máu trong và sau phẫu thuật van tim + Nồng độ lactat trung bình tăng dần trong quá trình THNCT và thời điểm sau THNCT có 81,6% BN có nồng độ lactat trên mức bình thường (> 2mmol/L). + Tại phòng hồi sức, nhóm biến cố có nồng độ lactat tiếp tục tăng trong 6h - 12h tiếp theo, giảm trong khoảng 12 - 24h và luôn duy trì ở mức cao hơn 4,0 mmol/L. Nhóm không có biến cố có lactat giảm trong 3 giờ đầu, sau đó tăng nhẹ trong khoảng 3h - 12h và giảm trong khoảng 12 - 24h và luôn duy trì mở mức < 3,0 mmol/L. + Nhóm biến cố có nồng độ lactat cao hơn so với nhóm không biến cố ở tất cả các thời điểm (p < 0,001). 2. Giá trị tiên lượng của nồng độ lactat + Nồng độ lactat tại thời điểm T6h có giá trị nhất trong dự đoán biến cố sốc tim với AUC = 0,923, với điểm cắt 4,0 mmol/L, độ nhạy chẩn đoán là 79,1% và độ đặc hiệu là 85,2%. + Nồng độ lactat T6h là một yếu tố độc lập dự báo biến cố sốc tim sau phẫu thuật khi phân tích hồi quy đa biến với OR 1,766, p < 0,05. + Nồng độ lactat tại thời điểm T6h có giá trị vừa trong chẩn đoán biến cố tử vong sớm với AUC = 0,869; với điểm cắt là 4,0 mmol/L độ nhạy là 77,8% và độ đặc hiệu là 78,7%. + Tỉ lệ sống còn 30 ngày sau phẫu thuật của nhóm có nồng độ lactat T6h ≥ 4,0 mmol/L là 91,1 ± 3,5 %, thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có lactat T6h < 4,0 mmol/L (91,1 ± 3,5% so với 94,1 ± 5,3%, Log rank = 9,769 và p = 0,002). + Nồng độ lactat T6h ≥ 4 mmol/L là một yếu tố dự báo nguy cơ xảy ra tử vong trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật khi phân tích hồi quy Cox với HR 6,127 (p = 0,050). 3. Các yếu tố liên quan đến thay đổi của nồng độ lactat + Các yếu tố: EuroScore II; lactat trước THNCT (Tpre), lactat trong THNCT (Tintra) và thời gian THNCT liên quan có ý nghĩa với nồng độ lactat sau thời điểm kết thúc THNCT khi phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. + Các yếu tố: NYHA, creatinin trước phẫu thuật, lactat T0h là các yếu tố liên quan có ý nghĩa đến nồng độ lactat T6h khi phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Kết luận: Nồng độ lactat thời điểm 6 giờ sau phẫu thuật có giá trị trong tiên lượng dự đoán biến cố tử vong sớm và biến cố sốc tim trên bệnh nhân sau phẫu thuật van tim có sử dụng THNCT. Nồng độ lactat tại thời điểm 6 giờ ≥ 4mmol/L là yếu tố dự báo độc lập nguy cơ tử vong trong 30 ngày sau phẫu thuật với HR 6,127 (p = 0,050).vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về lactat máu 3 1.1.1. Sơ lược về lactat máu trên người 3 1.1.2. Quá trình chuyển hoá của lactat 3 1.1.3. Cơ chế ổn định nồng độ lactat nội môi của cơ thể 5 1.1.4. Phân loại nguyên nhân tăng lactat máu 6 1.2. Tuần hoàn ngoài cơ thể 7 1.2.1. Định nghĩa 7 1.2.2. Cấu tạo của hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể 7 1.2.3. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể 8 1.3. Ảnh hưởng của tuần hoàn ngoài cơ thể và cơ chế 10 1.3.1. Đáp ứng viêm hệ thống 10 1.3.2. Tổn thương do thiếu máu cục bộ và tưới máu lại 10 1.3.3. Thiếu máu cục bộ ở hệ tiêu hoá và nhiễm nội độc tố 11 1.3.4. Ảnh hưởng của hạ thân nhiệt trong THNCT 12 1.3.5. Tác động của THNCT đối với một số cơ quan 12 1.4. Đại cương bệnh van tim 13 1.4.1. Khái quát bệnh van tim 13 1.4.2. Khái quát điều trị bệnh van tim bằng ngoại khoa 14 1.5. Các nghiên cứu về lactat trên bệnh nhân phẫu thuật tim mở 15 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Đối tượng nghiên cứu 23 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 23 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu 23 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 23 2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24 2.2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu 24 2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 24 2.4. Phương tiện và dụng cụ 25 2.5. Quy trình xét nghiệm khí máu trên bệnh nhân phẫu thuật tim mở 26 2.5.1. Quy trình phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật tim mở 26 2.5.2. Quy trình làm xét nghiệm khí máu 28 2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 29 2.6.1. Biến số về đặc điểm của các bệnh nhân nghiên cứu 29 2.6.2. Biến số về kết quả điều trị 31 2.6.3. Biến số về nồng độ lactat máu và kết cục nghiên cứu 32 2.7. Xử lý số liệu 32 2.8. Đạo đức nghiên cứu 33 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 35 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 35 3.2. Diễn biến nồng độ lactat máu trong và sau phẫu thuật 39 3.3. Giá trị tiên lượng của nồng độ lactat 43 3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nồng độ lactat máu 49 3.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ lactat trong phẫu thuật 49 3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ lactat sau phẫu thuật 51 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 53 4.1.1. Đặc điểm chung về tuổi, giới 53 4.1.2. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ trước phẫu thuật 54 4.1.3. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ trong phẫu thuật 55 4.1.4. Đặc điểm sau phẫu thuật 57 4.2. Sự thay đổi nồng độ lactat trên bệnh nhân phẫu thuật van tim có sử dụng THNCT 58 4.2.1. Sự thay đổi nồng độ lactat trong phẫu thuật 58 4.2.2. Sự thay đổi nồng độ lactat sau phẫu thuật 65 4.3. Giá trị tiên lượng của nồng độ lactat máu 68 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tăng lactat máu 74 4.4.1. Các yếu tổ ảnh hưởng đến tăng lactat máu trong phẫu thuật 74 4.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng lactat máu sau phẫu thuật 76 KẾT LUẬN 79 KIẾN NGHỊ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectlactat máuvi_VN
dc.subjectphẫu thuật van timvi_VN
dc.subjecttuần hoàn ngoài cơ thểvi_VN
dc.titleSự thay đổi và giá trị tiên lượng của nồng độ lactat máu ở các bệnh nhân người lớn phẫu thuật van tim có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thểvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2021CK2DoThiThuTrang.docx
  Restricted Access
2.2 MBMicrosoft Word XML
2021CK2DoThiThuTrang.pdf
  Restricted Access
2.8 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.