Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2440
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorHà Trần, Hưng-
dc.contributor.advisorPhạm Thị Vân, Anh-
dc.contributor.authorNguyễn Anh, Tuấn-
dc.date.accessioned2021-12-02T04:13:08Z-
dc.date.available2021-12-02T04:13:08Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2440-
dc.description.abstractCác hóa chất diệt chuột ngày càng được sử dụng rộng rãi ở cả nông thôn, thành phố với mục đích bảo vệ nông nghiệp, diệt chuột trong các khu công nghiệp, hộ gia đình. Do tính chất có sẵn nên ngộ độc HCDC là cấp cứu hay gặp ở Trung tâm chống độc hoặc các khoa cấp cứu. Trước đây, ngộ độc HCDC loại kháng vitamin K chủ yếu là wafarin. Tuy nhiên, do sự đề kháng wafarin của chuột, HCDC phổ biến dần thay thế bằng nhóm kháng vitamin K tác dụng dài, là những hợp chất tan tốt trong lipid, tác dụng rất dài có thể tới nhiều tháng và mạnh hơn wafarin khoảng 100 lần (do đó còn gọi là superwafarin). Tại Việt Nam, bromadiolon và flocoumafen là 2 HCDC gây ngộ độc phổ biến nhất. Đặc biệt, bệnh nhân (BN) ngộ độc nhóm HCDC kháng vitamin K tác dụng dài do độc tính cao, kéo dài thường sẽ gây rối loạn đông máu (RLĐM), chảy máu lâm sàng nặng nề như xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu tiết niệu, chảy máu ổ bụng, dưới da, mắt...có thể tử vong nếu đến muộn hoặc không tuân thủ liệu pháp điều trị vitamin K1 dài ngày. Trong điều trị ngộ độc HCDC kháng vitamin K tác dụng dài, rất nhiều khó khăn đặt ra cho các bác sĩ cấp cứu, hồi sức chống độc như hầu như không có nghiên cứu về độc động học trên người của các hợp chất này, chưa có hướng dẫn đồng thuận về thời gian liệu trình điều trị. Ngừng điều trị dựa trên kết quả đông máu bình thường ở bệnh nhân vẫn đang điều trị vitamin K1 có thể nguy hiểm. Ở phần lớn các TTCĐ trên thế giới cũng như TTCĐ bệnh viện Bạch Mai trước đây, do không có xét nghiệm định lượng nên rất khó xác định khi nào dừng điều trị vitamin K1. Thường phải thử nghiệm ngừng vitamin K1 (theo dõi đông máu 48-72 giờ để quyết định dùng tiếp hay dừng) nhiều lần, liệu trình phức tạp với nguy cơ xuất huyết cho bệnh nhân4-6. Gần đây, tại Việt Nam đã triển khai được quy trình và tiến hành định lượng nồng độ bromadiolon và flocoumafen huyết thanh bằng phương pháp sắc lỏng ký khối phổ (LC-MS/MS). TTCĐ Bệnh viện Bạch Mai hiện tại đã tiến hành phác đồ điều trị ngộ độc HCDC kháng vitamin K bằng vitamin K1 và các biện pháp điều trị khác. Quá trình điều trị chúng tôi có áp dụng kết quả xét nghiệm định lượng, giúp đánh giá chẩn đoán, theo dõi tái phơi nhiễm và xây dựng liệu trình điều trị thích hợp. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Rối loạn đông máu và kết quả điều trị bằng vitamin K1 trong ngộ độc cấp một số hóa chất diệt chuột kháng vitamin K tác dụng kéo dài thường gặp”, với mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của rối loạn đông máu ở bệnh nhân ngộ độc một số hóa chất diệt chuột kháng vitamin K tác dụng kéo dài (bromadiolon, flocoumafen). 2. Đánh giá kết quả điều trị rối loạn đông máu bằng phác đồ vitamin K1 trong ngộ độc hóa chất diệt chuột kháng vitamin K tác dụng kéo dài.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Đại cương về thuốc vitamin K: 3 1.2. Đại cương về thuốc diệt chuột kháng vitamin K 7 1.2.1. Các nhóm hóa chất diệt chuột kháng Vitamin K 7 1.2.2. Cơ chế gây độc của HCDC kháng vitamin K tác dụng dài 10 1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ngộ độc HCDC kháng vitamin K tác dụng kéo dài 17 1.3.1. Nguyên nhân ngộ độc 17 1.3.2. Triệu chứng lâm sàng cận lâm sàng 17 1.3.3. Chẩn đoán xác định 18 1.3.4. Chẩn đoán mức độ 18 1.3.5. Chẩn đoán phân biệt 18 1.4. Điều trị ngộ độc HCDC kháng vitamin K tác dụng kéo dài 19 1.4.1. Các biện pháp điều trị chung 19 1.4.2. Điều trị Vitamin K1 19 1.5. Các nghiên cứu về ngộ độc HCDC kháng vitamin K tác dụng kéo dài 22 1.5.1. Một số nghiên cứu dược động học của superwarfarin 22 1.5.2 Một số nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng 23 1.5.3. Một số nghiên cứu phác đồ điều trị 24 1.5.4. Một số chỉ số theo dõi khi điều trị vitamin K. 27 1.5.5. Một số cách tính thời gian bán thải HCDC 27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: 29 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu 29 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29 2.2.2. Cỡ mẫu 29 2.2.3. Thời gian 29 2.2.4. Địa điểm 29 2.2.5. Phương tiện nghiên cứu 29 2.2.6. Tiến hành nghiên cứu 30 2.2.7. Các biến số nghiên cứu 39 2.2.8. Một số định nghĩa và tiêu chuẩn 40 2.3. Xử lý số liệu: 41 2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 41 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 41 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ngộ độc HCDC kháng vitamin K tác dụng kéo dài 45 3.3. Kết quả điều trị rối loạn đông máu ở bệnh nhân ngộ độc HCDC kháng vitamin K tác dụng kéo dài 53 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 60 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 60 4.1.1. Bàn luận về giới tính: 60 4.1.2. Bàn luận về lứa tuổi 60 4.1.3. Bàn luận về nghề nghiệp 61 4.1.4. Bàn luận về địa lý 61 4.1.5. Bàn luận tiền sử bệnh lý 62 4.1.6. Bàn luận nguyên nhân ngộ độc 62 4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ngộ độc Bromadiolon và Flocoumafen 63 4.2.1. Bàn luận loại HCDC gây ngộ độc 63 4.2.2. Thời gian từ khi ngộ độc đến khi vào viện 64 4.2.3. Triệu chứng lâm sàng 65 4.2.4. Triệu chứng lâm sàng khác 66 4.2.5. Bàn luận về đông máu và huyết học 67 4.2.6. Kết quả xét nghiệm sinh hoá và một số thăm dò chức năng gan mật, ổ bụng. 68 4.2.7. Mức độ rối loạn đông máu 69 4.2.8. Nồng độ hóa chất diệt chuột với mức độ xuất huyết dưới da 70 4.2.9. Nồng độ hóa chất diệt chuột với mức độ rối loạn đông máu 70 4.2.10. Tỷ lệ tăng INR và nồng độ Bromadiolon 71 4.2.11. Thay đổi INR ở các nhóm HCDC 71 4.2.12. Nồng độ Bromadiolon và giảm các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K. 72 4.2.13. Mối quan hệ giữa nồng độ Flocoumafen và sự giảm các yếu tố đông máu. 72 4.2.14. Nồng độ Bromadiolon với thời gian bán thải 73 4.2.15. Nồng độ Flocoumafen với thời gian bán thải 74 4.3. Kết quả điều trị rối loạn đông máu bằng phác đồ vitamin K1 trong ngộ độc hóa chất diệt chuột kháng vitamin k tác dụng kéo dài. 75 4.3.1. Các biện pháp điều trị khác 75 4.3.2. Đường dùng vitamin K1 khi vào viện 75 4.3.3 Liều vitamin K1 thường dùng tại viện và liều ngoại trú 76 4.3.4. Thay đổi INR khi được điều trị 77 4.3.5. Kết quả điều trị bệnh nhân nặng phải truyền khối hồng cầu (n=7) 77 4.3.6. Thời gian điều trị 78 4.3.7. Kết quả điều trị 79 4.4. Hạn chế của đề tài 80 KẾT LUẬN 81 KIẾN NGHỊ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢOvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectHoá chất diệt chuột (HCDC) kháng vitamin Kvi_VN
dc.subjectRối loạn đông máuvi_VN
dc.titleRối loạn đông máu và kết quả điều trị bằng vitamin K1 trong ngộ độc cấp một số hóa chất diệt chuột kháng vitamin K tác dụng kéo dài thường gặpvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn học viên Nguyễn Anh tuấn ck2 k33 - HSCC.pdf
  Restricted Access
Luận văn chuyên khoa2 PDF1.63 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Luận văn học viên Nguyễn Anh Tuấn ck2 k33 HSCC.docx
  Restricted Access
Luận văn chuyên khoa 2 word768.95 kBMicrosoft Word XML
Luận văn Nguyễn Anh Tuấn CK2 k33 - HSCC.pptx
  Restricted Access
Luận văn chuyên khoa bản báo cáo powerpoint4.19 MBMicrosoft Powerpoint XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.