Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2376
Title: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIấM PHÚC MẠC RUỘT THỪA Ở TRẺ EM BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT TROCAR QUA RỐN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
Authors: NGUYỄN THỊ HỒNG, VÂN
Advisor: TRẦN NGỌC, SƠN
Keywords: Ngoại khoa
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Viêm phúc mạc ruột thừa (VPMRT) là trình trạng viêm phúc mạc cấp tính do viêm ruột thừa (VRT) có biến chứng vỡ, hay hoại tử gây ra với sự hiện diện của dịch mủ ở trong khoang phúc mạc. VPMRT có thể biểu hiện ở hai dạng là viêm phúc mạc khu trú (VPMKT) và viêm phúc mạc toàn thể (VPMTT).1 Ở trẻ em do đặc điểm tâm sinh lý rất khác người lớn, biểu hiện các triệu chứng lâm sàng thay đổi theo từng lứa tuổi nên dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng trẻ. Ngày nay, tuy đã có sự hiểu biết đầy đủ hơn về sinh bệnh học, khám lâm sàng và tiến bộ về các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán, nhưng tỉ lệ VPMRT còn cao. Ở trẻ em tỷ lệ bệnh này cao hơn ở người lớn, đặc biệt trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu của Ciro Esposito năm 2012, dựa trên 26 báo cáo với 123628 bệnh nhân (BN), tỷ lệ VPMRT ở trẻ dưới 6 tuổi là 55- 80%.2 Tại bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ viêm phúc mạc ở trẻ dưới 5 tuổi là 62%.3 Năm 1983, Kurt Semm lần đầu tiên thực hiện cắt ruột thừa bằng phẫu thuật nội soi (PTNS).4 Phương pháp này có nhiều ưu điểm rõ ràng như: giảm đau sau mổ, giảm thời gian nằm viện, giảm nhiễm trùng vết mổ, tính thẩm mỹ cao và BN sớm phục hồi sức khỏe. Do đó PTNS ngày càng được phát triển, phổ biến và trở thành phương pháp điều trị tiêu chuẩn trong điều trị VRT và VPMRT. Từ đó đến nay đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong PTNS theo xu hướng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu bằng cách giảm số lượng cổng vào. Phương pháp phẫu thuật nội soi một Trocar qua rốn (PTNSMTQR) cắt ruột thừa được thực hiện đầu tiên bởi Pelosi năm 1992.5 Đặc điểm chính của phương pháp này là xác định vị trí và mức độ di động của ruột thừa dưới sự hỗ trợ của dụng cụ nội soi 2 kênh qua rốn, đưa ruột thừa ra ngoài qua vị trí đặt Trocar và cắt ruột thừa như mổ mở. Phương pháp này hội tụ được những ưu điểm của cả phẫu thuật nội soi cũng như phẫu thuật mở, với phẫu trường quan sát rộng và ít xâm lấn của PTNS cùng với chi phí thấp và dụng cụ đơn giản của phẫu thuật mở. So với phẫu thuật nội soi thông thường, phương pháp này có vết mổ nhỏ, tính thẩm mỹ cao, thao tác đơn giản, dễ học, thời gian phẫu thuật ngắn.6,7 Gần đây một số nghiên cứu đã cho thấy PTNSMTQR điều trị viêm ruột thừa không biến chứng là an toàn, khả thi, và có thể là lựa chọn thay thế cho PTNS 3 Trocar.6,7 Tuy nhiên cho đến nay trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu riêng về phương pháp này trong điều trị VPMRT, theo tìm hiểu của chúng tôi chỉ thấy một số báo cáo với số lượng bệnh nhân ít, tỷ lệ chuyển PTNS 3 Trocar cao (15- 31%).7–9 Tại Việt Nam PTNS điều trị VPMRT đã được áp dụng từ đầu những năm 2000 tại một số bệnh viện.10–12 Gần đây PTNSMTQR cũng đã được ứng dụng ở một số trung tâm trên cả nước đặc biệt là các trung tâm phẫu thuật nhi để điều trị viêm ruột thừa cấp.13 Nhưng hiện có rất ít trung tâm thực hiện phương pháp này để điều trị VPMRT. Khoa phẫu thuật nhi Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã ứng dụng PTNSMTQR trong điều trị VPMRT ở trẻ em từ năm 2017.14 Để đánh giá tính an toàn và khả thi của phương pháp này trong điều trị VPMRT chúng tôi thực hiện đề tài: “Kết quả điều trị viêm phúc mạc ruột thừa ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi một Trocar qua rốn tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa được điều trị bằng phẫu thuật nội soi một Trocar qua rốn tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. 2. Đánh giá kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2376
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1064.pdf
  Restricted Access
2.04 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.