Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2364
Title: TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG DO HELICOBACTER PYLORI THEO KHÁNG SINH ĐỒ Ở TRẺ EM
Authors: NGUYỄN HỮU, HIẾU
Advisor: Nguyễn Thị Việt, Hà
Keywords: Nhi khoa
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Loét dạ dày tá tràng là bệnh thường gặp và có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới.1 Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, diễn biến mạn tính, hay tái phát, có thể gây các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh nếu không điều trị kịp thời.1 Tỷ lệ loét dạ dày tá tràng ở trẻ em dao động từ 5-22%.2 Helicobacter pylori (H. pylori) là một trong những tác nhân gây nhiễm khuẩn mạn tính phổ biến nhất với ước tính khoảng 50% dân số thế giới nhiễm loại vi khuẩn này.3 Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển, Việt Nam có tỷ lệ lưu hành nhiễm H. pylori khá cao (74,6%).4 Nhiễm H. pylori được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày tá tràng ở trẻ em.5,6 Tỷ lệ H. pylori được tìm thấy trong trong loét tá tràng > 95% và loét dạ dày > 75% trong các nghiên cứu tại Việt Nam.7 Điều trị diệt trừ H. pylori có vai trò quan trọng trong phòng ngừa các biến chứng do H. pylori gây ra. Hiệu quả của phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng nhiễm H. pylori phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian diễn biến bệnh, mức độ viêm loét dạ dày tá tràng, sử dụng kháng sinh trước khi được chẩn đoán và tuân thủ phác đồ.8 Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng thường phối hợp ít nhất 2 loại kháng sinh với một thuốc ức bơm proton mang lại hiệu quả diệt H. pylori lên tới 80% trong các nghiên cứu trên người lớn.1 Sự kết hợp tương tự mang lại hiệu quả kém hơn trong các nghiên cứu trên trẻ em. Điều này có thể lý giải do ở trẻ em tỷ lệ kháng kháng sinh cao, sự dung nạp thuốc và tuân thủ điều trị ở trẻ em kém hơn so với người lớn trong đó tình trạng kháng kháng sinh là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất.4,8 Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Hà trên trẻ em viêm, loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ kháng thuốc tiên phát của H. pylori với clarithromycin, metronidazole và amoxicillin lần lượt là 50,9%, 65,3% và 0,5%.9 Nghiên cứu của Tăng Lê Châu Ngọc năm 2019 tại bệnh viện Nhi đồng 2 cũng cho thấy kháng clarithromycin và amoxicillin chiếm tỷ lệ cao (95,3% và 50,5%).10 Trên thế giới các nghiên cứu về loét dạ dày tá tràng ở trẻ em còn chưa nhiều. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về bệnh lý này ở trẻ em còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào các đặc điểm lâm sàng, sinh bệnh học và điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm. Hiệu quả điều trị diệt H. pylori và làm lành ổ loét của phác đồ 4 thuốc có bismuth trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nhân tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn lần lượt là 80,3% và 87%.11 Diễn biến của tình trạng kháng kháng sinh như thế nào theo thời gian? Hiệu quả diệt trừ H. pylori và điều trị liền ổ loét dựa trên kết quả kháng sinh đồ có cải thiện hơn so việc lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm không là câu hỏi cần được trả lời. Xuất phát từ vấn đề này chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tình trạng kháng kháng sinh và kết quả điều trị loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori theo kháng sinh đồ ở trẻ em” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ em bị loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori tại bệnh viện Nhi Trung Ương từ năm 2020 đến năm 2021. 2. Nhận xét kết quả điều trị loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori theo kháng sinh đồ ở trẻ em.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2364
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1057.pdf
  Restricted Access
2.08 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.