Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2358
Title: KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC ĐIỀU TRỊ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT TIÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2018 - 2021
Authors: NGUYỄN ĐỨC, THÁI
Advisor: Trần Bình, Giang
Phạm Hữu, Lư
Keywords: Ngoại khoa
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Tràn khí màng phổi (TKMP) là tình trạng xuất hiện khí một cách bất thường trong khoang màng phổi (KMP), hậu quả KMP giảm hoặc mất áp lực âm, đè ép vào phổi gây rối loạn chức năng của phổi, có thể gây ra tình trạng suy hô hấp.1,2 Trong các nghiên cứu gần đây TKMP vẫn là hội chứng thường gặp và luôn là một cấp cứu cả trong nội khoa và ngoại khoa, kể cả nước ta và trên thế giới. Ước tính ở Mỹ, mỗi năm có 20.000 trường hợp TKMP mới (8 – 20/100.000 dân đối với nam giới; 1,2 – 6/100.000 dân với đối nữ giới).3 Trong đó, TKMP tự phát (Spontaneous Pneumothorax – SP) là những TKMP không do chấn thương ngực hoặc vết thương ngực gây ra. Có 2 loại SP gồm TKMP tự phát tiên phát (Primary Spontaneous Pneumothorax - PSP) xảy ra ở người khỏe mạnh không có bệnh lý ở phổi và TKMP tự phát thứ phát (Seconmary Spontaneous Pneumothorax - SSP) là biến chứng của một bệnh phổi trước đó.1 Mặc dù tỷ lệ tử vong do SP thấp, trong khoảng từ 1% đến 4% đối với PSP và từ 1% đến 7% đối với SSP nhưng SP lại có đặc điểm hay tái phát, kéo theo tăng chi phí điều trị. Nếu không có biện pháp phòng ngừa tái phát thì tỷ lệ tái phát khoảng 28% cho PSP và 43% cho SSP.4,5 Cơ chế do vỡ bóng khí quanh tiểu thùy, chiếm 85% SP nói chung.6,7 Bóng kén khí vỡ gây TKMP kéo dài, có thể suy hô hấp khi tràn khí hai bên cùng lúc hoặc TKMP áp lực. Đôi khi tràn máu kèm theo do tổn thương mạch máu nằm trong tổ chức dính nhu mô vào thành ngực. Các can thiệp bảo tồn kinh điển gồm chọc hút khí KMP, dẫn lưu KMP là phương pháp điều trị không triệt để, tỷ lệ tái phát cao.8,9 Vì vậy mục đích điều trị SP không phải chỉ là loại bỏ khí trong KMP mà còn phải ngăn ngừa sự tái phát. Phương pháp điều trị kinh điển là mở ngực để cắt bóng kén khí, khâu giải quyết chỗ rò khí. Tuy kết quả điều trị là triệt để, giảm tỷ lệ tái phát, nhưng phương pháp này có nhiều hạn chế như: tổn thương thành ngực rộng, phẫu trường hẹp, đau sau mổ kéo dài, dễ xẹp phổi, nguy cơ nhiễm trùng cao.5,10,11 Phẫu thuật nội soi lồng ngực (PTNSLN) điều trị PSP khắc phục được những nhược điểm trên, do vậy hiện nay đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, đã triển khai PTNSLN từ thập niên 90, PTNSLN điều trị PSP đã trở thành phương pháp điều trị thường quy, song việc tổng kết, đánh giá kết quả PTNSLN điều trị PSP còn chưa có nhiều. Trên cơ sở đó chúng tôi thực hiện đề tài “Kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị tràn khí màng phổi tự phát tiên phát tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 - 2021” nhằm 02 mục tiêu: 1/ Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát tiên phát, được điều trị bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. 2/ Nhận xét kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị tràn khí màng phổi tự phát tiên phát tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, giai đoạn 2018 - 2021.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2358
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1051.pdf
  Restricted Access
1.92 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.