Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2341
Title: ĐẶC ĐIỂM TẬT KHÚC XẠ Ở TRẺ 6 TUỔI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG
Authors: NGUYỄN THỊ, NGA
Advisor: Nguyễn Thị Thu, Hiền
Keywords: Nhãn khoa
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Tật khúc xạ (TKX) bao gồm các tật cận thị, viễn thị và loạn thị. Đây là vấn đề sức khỏe đã và đang được quan tâm trên toàn thế giới. Chương trình "Thị giác năm 2020" đã xếp tật khúc xạ là một trong năm nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực có thể phòng chống được.1 Ở Việt Nam tật khúc xạ là một trong những trọng tâm được ưu tiên trong chương trình phòng chống mù lòa quốc gia. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2015, tổng số người trên mọi lứa tuổi bị suy giảm thị lực là 253 triệu người.2 Trong đó, theo số liệu cho thấy nguyên nhân chính của giảm thị lực không hồi phục là tật khúc xạ không được chỉnh kính với 124 triệu người (43%) theo sau đó là đục thủy tinh thể chiếm 63 triệu người (33%).2 Giảm thị lực do tật khúc xạ không được điều trị gây ra khó khăn cho việc học tập và sinh hoạt của từng cá nhân, ảnh hưởng tới từng gia đình và tạo ra gánh nặng cho xã hội cũng như kinh tế toàn cầu.3 Ngoài giảm thị lực, tật khúc xạ có thể gây ra nhiều biến chứng như: nhược thị, lác, thoái hóa hắc võng mạc, bong võng mạc,… và nặng nhất có thể dẫn tới mù lòa. Trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu trong cộng đồng về tật khúc xạ để đánh giá được tỷ lệ của từng loại TKX cũng như tác động của chúng tới kinh tế xã hội.4-6 Bên cạnh đó cũng có các nghiên cứu về tật khúc xạ trẻ nhỏ ở bệnh viện cho kết quả khác biệt so với các nghiên cứu trong cộng đồng. Theo số liệu mới nhất của Pankaj R.A (2020)7 trên nhóm trẻ từ 2-15 tuổi tới khám tại bệnh viện mắt Biratnagar, Nepal có tỷ lệ cận thị, viễn thị, loạn thị lần lượt là 28.1%; 30.3% và 35.5%; trong đó tỷ lệ nhược thị chiếm tới 38% trẻ mắc TKX. Cũng ở Nepal, so sánh với một nghiên cứu khác tại cộng đồng năm 2010 của Shrest S.P và cộng sự8 trên 94 trẻ từ 5-15 tuổi bị tật khúc xạ cho mô hình khác biệt với tỷ lệ cận thị cao nhất chiếm 62,8%; tiếp đó là loạn thị với 27,6%; viễn thị 9,6% với mức độ tật khúc xạ thấp hơn và không có trẻ nào bị nhược thị. Chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu về tật khúc xạ ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện trong cộng đồng và trên nhóm trẻ lớn9-11, ít có các nghiên cứu về tỷ lệ các nhóm tật khúc xạ ở trẻ nhỏ tại bệnh viện cũng như đánh giá sớm mức độ ảnh hưởng của từng loại tật khúc xạ tới chức năng thị giác, sự quan tâm tới vấn đề TKX của gia đình. Đối với trẻ em, 6 tuổi là lứa tuổi trẻ chuẩn bị bước vào lớp một, là thời điểm cần thiết để kiểm tra thị lực cho trẻ, từ đó giúp phát hiện, điều trị sớm các TKX và các biến chứng của TKX trước khi trẻ đi học. Đồng thời việc khám chẩn đoán TKX ở lứa tuổi nhỏ hoàn toàn không dễ và bắt buộc phải được khám bằng các phương pháp khách quan đảm bảo tính chính xác. Vì những luận điểm trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm tật khúc xạ ở trẻ 6 tuổi khám tại bệnh viện Mắt Trung Ương” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm tật khúc xạ ở trẻ 6 tuổi khám tại bệnh viện Mắt Trung ương. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở nhóm đối tượng nghiên cứu. 
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2341
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1050.pdf
  Restricted Access
1.52 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.