Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2331
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorPhạm Trần, Anh-
dc.contributor.advisorNguyễn Trung, Anh-
dc.contributor.authorTRẦN THỊ, HOA-
dc.date.accessioned2021-11-21T02:19:48Z-
dc.date.available2021-11-21T02:19:48Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2331-
dc.description.abstractHội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ là một rối loạn đường hô hấp trên liên quan đến giấc ngủ hay gặp nhất, là mối quan tâm về sức khỏe mang tính toàn cầu, được xác định là sự lặp lại liên tiếp các biến cố, đặc trưng bởi sự xuất hiện các cơn ngừng thở và giảm thở tái diễn do tắc nghẽn đường hô hấp trên trong khi ngủ, gây giảm nồng độ O2, tăng nồng độ CO₂ là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý tim mạch, hô hấp, thần kinh, chuyển hóa… Hội chứng này rất thường gặp và ngày càng có xu hướng tăng lên. Trong khi tỉ lệ rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ là 9% ở nữ giới và 24% ở nam giới tuổi trưởng thành thì tỉ lệ mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ là 2% ở nữ giới và 4% ở nam giới tuổi trưởng thành.1 Nhiều nghiên cứu có tỉ lệ ước tính cao hơn từ 5-15% ở nữ và 15-30% ở nam giới tuổi trưởng thành.2,3 Tỉ lệ này tăng có tương quan tuyến tính với tỉ lệ béo phì.4 Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tùy theo chủng tộc và vùng địa dư. Một số nghiên cứu dịch tễ học gần đây cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ở người châu Á tương đương với người châu Âu và da trắng dù tỉ lệ béo phì thấp hơn, được giải thích là do liên quan đến các bất thường sọ mặt và đường hô hấp trên hay gặp ở người châu Á.5 Bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ bị suy giảm nhận thức, giảm độ tập trung và trí nhớ, mệt mỏi, căng thẳng tâm lý, giảm hoạt động tình dục, giảm chất lượng cuộc sống.6,7,8 Ngoài ra bệnh nhân thường mắc chứng buồn ngủ ban ngày, dẫn đến tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Tỉ lệ bị tai nạn giao thông ở bệnh nhân mắc ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ cao gấp từ 2 đến 3 lần so với người không mắc bệnh.7 Tỉ lệ này ở người không được điều trị cao hơn từ 3 đến 7 lần so với nhóm được điều trị.9,10 Nguyên nhân của hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ là đa yếu tố, xuất phát từ sự phụ thuộc lẫn nhau giữa cấu trúc giải phẫu đường hô hấp trên với cơ chế sinh lý bệnh của đường thở trong khi ngủ. Các nguyên nhân thuộc chuyên ngành Tai Mũi Họng có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật an toàn và đơn giản. Để đánh giá mức độ phổ biến của rối loạn tai mũi họng ở bệnh nhân đến khám tại phòng ngủ, nghiên cứu của Jinesh Atulkumar Shah về vai trò của các nhà Tai Mũi Họng trong OSA trên 69 bệnh nhân cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với vách ngăn mũi lệch (p = 0,0004) và phì đại cuốn mũi dưới (p = 0,03) trong OSA so với nhóm không mắc. Hầu hết bệnh nhân thuộc nhóm III và IV của phân loại Mallampati. Tỷ lệ có OSA tăng hơn 1,5 lần khi mức độ phân loại Mallampati tăng thêm một mức độ.11 Rối loạn tai mũi họng phổ biến hơn ở những bệnh nhân mắc OSA so với những người ngáy đơn thuần và có ảnh hưởng đến sinh lý bệnh của OSA và phương thức điều trị.11 Do đó, kiểm tra tai mũi họng ở tất cả các bệnh nhân bị OSA là rất cần thiết. Chẩn đoán xác định và chẩn đoán mức độ nặng của hội chứng ngừng thở khi ngủ người ta dựa vào triệu chứng lâm sàng và chỉ số ngừng thở, giảm thở được ghi đo bằng đa ký giấc ngủ. Đó là tiêu chuẩn vàng để xác định các rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ nói chung và hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ nói riêng. Hiện nay bệnh nhân mắc OSA có thể đi khám ở nhiều chuyên khoa trong đó chủ yếu là chuyên khoa tai mũi họng với các bất thường giải phẫu liên quan đến đường hô hấp trên. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về hội chứng ngừng thở do tắc nghẽn khi ngủ, và các bất thường giải phẫu vùng mũi họng góp phần chẩn đoán sớm, chỉ định can thiệp điều trị phẫu thuật kịp thời cho bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mối liên quan giữa một số nguyên nhân cản trở đường hô hấp trên và tình trạng tắc nghẽn đường thở khi ngủ” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, đa ký giấc ngủ ở bệnh nhân mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ 2. Đánh giá mối liên quan giữa một số nguyên nhân gây cản trở đường hô hấp trên với tình trạng ngừng thở khi ngủvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectTai Mũi Họngvi_VN
dc.titleĐÁNH GIÁ MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CẢN TRỞ ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN VÀ TÌNH TRẠNG TẮC NGHẼN ĐƯỜNG THỞ KHI NGỦvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1040.pdf
  Restricted Access
2.34 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.