Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2325
Title: CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN NĂM 2021
Authors: LÊ THỊ QUỲNH, TRANG
Advisor: Hoàng Thị Hải, Vân
Keywords: Y học dự phòng
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Đại dịch HIV đã và đang gây ra những gánh nặng về sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như cuộc sống của những người nhiễm HIV nói riêng. Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện vào năm 1981, theo ước tính của Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), đến cuối năm 2019 trên toàn thế giới có 38 triệu người đang sống chung với HIV (dao động từ 31,6 triệu đến 44,5 triệu người), số người tử vong vì các bệnh liên quan đến AIDS trong năm này là 690.000 người.1 Việt Nam thuộc châu Á – Thái Bình Dương, là khu vực đứng thứ 2 thế giới với số ca hiện mắc cũng như số trường hợp mới nhiễm HIV.1 Theo thống kê của Cục phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, tính đến hết năm 2020, cả nước có 213.724 người nhiễm HIV đang còn sống và 109.446 người nhiễm HIV đã tử vong.2 Tính đến 31/12/2020, có 155.973 bệnh nhân đang được điều trị thuốc kháng virus tại các phòng khám ngoại trú trên toàn quốc.2 Cho đến nay, HIV chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn, người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc kháng virus suốt đời. Điều trị ARV giúp người bệnh nâng cao sức khỏe, giảm tử vong và giảm lây nhiễm HIV cho người khác trong cộng đồng.3 Ngày nay, ngoài việc phục hồi miễn dịch, kéo dài thời gian sống của người nhiễm HIV, chất lượng cuộc sống của những người có HIV cũng đang là khía cạnh được các nhà nghiên cứu và những người làm công tác phòng, chống HIV/AIDS quan tâm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS tại Việt Nam nằm ở mức độ 50% đến dưới 75%, qua đánh giá từ thang đo WHOQOL BREF và WHOQOL-HIV BREF.4 Những yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của những người nhiễm HIV đang điều trị ARV gồm tình trạng kinh tế, đường lây nhiễm HIV, tình trạng hôn nhân, các rào cản tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sự kỳ thị và phân biệt đối xử, giai đoạn lâm sàng của bệnh...5–8 Việc đo lường chỉ số chất lượng cuộc sống có khả năng đánh giá tác động của các can thiệp y tế, xác định nhu cầu cải tiến dịch vụ y tế và theo dõi những thay đổi về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân HIV theo thời gian.6 Nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang điều trị ARV đã được thực hiện tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam. Tuy nhiên, tại Nghệ An – một tỉnh trọng điểm về HIV/AIDS của cả nước với hơn 4.000 người nhiễm đang được điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú trên địa bàn tỉnh – lại chưa có một nghiên cứu nào về lĩnh vực này. Câu hỏi đặt ra là chất lượng cuộc sống cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân HIV đang điều trị ARV trên địa bàn tỉnh hiện nay như thế nào. Việc đo lường để biết thực trạng và yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống sẽ là cơ sở để xây dựng các can thiệp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân HIV, đồng thời cung cấp bằng chứng so sánh trước và sau khi thực hiện các can thiệp trên nhóm bệnh nhân này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu "Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở người bệnh HIV/AIDS điều trị ARV ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, Nghệ An năm 2021" với các mục tiêu cụ thể sau: 1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh HIV/AIDS đang điều trị ngoại trú ARV tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, Nghệ An năm 2021; 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu.  
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2325
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1034.pdf
  Restricted Access
1.8 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.