Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2300
Title: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV (PrEP) Ở NHÓM NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI (MSM)
Authors: NGUYỄN THỊ THU, PHƯƠNG
Advisor: Lê Minh, Giang
Hoàng Thị Hải, Vân
Hoàng Đình, Cảnh
Keywords: Y tế công cộng
Issue Date: 2021
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch HIV/AIDS. Kể từ khi các trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện là các nam quan hệ đồng giới tại California, Hoa Kỳ năm 1981, đến nay nhóm MSM đã và đang trở thành nhóm nguy cơ cao với tỷ lệ nhiễm HIV đáng báo động ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm MSM trung bình ước tính chiếm từ 4,3% ở Đông Nam Á tới 14,9% ở khu vực châu Phi trên tổng số ca mắc (số liệu năm 2015).1 Tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm MSM đã lên tới 17% trong số 37,9 triệu người nhiễm toàn cầu.2 Các nghiên cứu ở một số nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho thấy, dịch HIV trong nhóm này đã tăng nhanh trong một thời gian ngắn và ở một số nơi đã bùng phát dịch. Tại Châu Á, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM đang tăng lên và 30% số ca nhiễm mới được báo cáo năm 2018 ở khu vực này xảy ra ở nhóm MSM.3 Nhiều biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm MSM đã được triển khai rộng rãi bao gồm sử dụng bao cao su (BCS), chất bôi trơn (CBT); tự nguyện cắt bao quy đầu ở nam giới; và các chiến lược giảm hại như cung cấp bơm kim tiêm sạch và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện cho người nghiện ma túy bằng thuốc thay thế. Tuy nhiên ở một số nước và khu vực, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM vẫn đang có chiều hướng gia tăng.3 Từ năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng kết hợp phương pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV, hay còn được gọi tắt là PrEP (Pre-Exposure Prophylaxis) trên các quần thể có nguy cơ cao như người có QHTD với người đồng giới, chuyển giới.4 Tại Việt Nam, chương trình điều trị dự phòng PrEP bắt đầu triển khai thí điểm từ năm 2017 và chính thức triển khai vào cuối năm 2018, ưu tiên cho các đối tượng có nguy cơ cao, trong đó có nhóm MSM. Đã có hơn 6.000 người tại 11 tỉnh, thành phố được tiếp cận với chương trình.5 Nhiều nghiên cứu cho thấy với việc tuân thủ uống thuốc ARV hàng ngày, nguy cơ lây nhiễm HIV có thể giảm đến trên 90%. Lây nhiễm HIV chỉ thường xảy ra khi nhóm MSM ngưng sử dụng hoặc sử dụng không liên tục thuốc ARV theo hướng dẫn.4 Do đó tuân thủ là một thành phần quan trọng đối với hiệu quả của PrEP và mức độ sử dụng PrEP cao là điều cần thiết để tối đa hóa tác động y tế công cộng của chiến lược phòng ngừa này.6,7 Dựa trên các cơ sở này, chúng tôi đặt ra các câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng tuân thủ tuân thủ PrEP ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) trên thế giới từ năm 2011 đến năm 2020 như thế nào? Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tuân thủ PrEP ở nhóm MSM nói trên? Các yếu tố này tác động như thế nào đến việc tuân thủ? Nhằm tổng hợp và xác định các bằng chứng đã có về thực trạng tuân thủ điều trị PrEP ở nhóm đối tượng MSM trên thế giới và những yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ dùng thuốc trong nhóm đối tượng này, từ đó đưa ra các khuyến nghị trong việc nâng cao tuân thủ điều trị ở nhóm MSM hướng tới giảm tỷ lệ nhiễm mới HIV, đồng thời định hướng các nghiên cứu sâu hơn về đề tài này trong tương lai, chúng tôi tiến hành thực hiện tổng quan luận điểm cho đề tài: “Nghiên cứu tổng quan tuân thủ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM)” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) trên thế giới từ năm 2011 đến năm 2020; 2. Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị PrEP ở nhóm MSM nói trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2300
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1009.pdf
  Restricted Access
2.17 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.