Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2294
Title: SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP HÚT ĐỜM KÍN SO VỚI PHƯƠNG PHÁP HÚT ĐỜM HỞ TRÊN NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY
Authors: CAO XUÂN, QUANG
Advisor: Nguyễn Thi Thanh, Hương
Nguyễn Thế, Anh
Keywords: Điều dưỡng
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Hút đờm nội khí quản (NKQ) là công việc thường xuyên của điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh thở máy. Hút đờm nhằm giải phóng các chất tiết đường hô hấp, làm thông thoáng đường dẫn khí và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp do ứ đọng đờm dãi ở những người bệnh không có khả năng tự làm sạch đường dẫn khí bằng những động tác ho khạc, đặc biệt là những người bệnh phải thở máy.1,2 Tuy nhiên, có nhiều rủi ro và biến chứng kèm theo của hút đờm NKQ bao gồm thiếu oxy máu, thiếu oxy mô, biến đổi về nhịp tim, huyết áp, chấn thương niêm mạc khí, phế quản, co thắt khí, phế quản, tăng áp lực nội sọ, nhiễm trùng và có thể dẫn đến suy hô hấp nặng lên thậm chí ngừng tuần hoàn.3,4 Trước đây, khi sử dụng phương pháp hút đờm hở người bệnh phải ngắt kết nối máy thở khi hút đờm, do vậy làm gián đoạn quá trình thông khí nhân tạo, làm giảm nồng độ oxy trong máu và làm xẹp các phế nang có xu thế đóng do mất áp lực dương của đường thở (PEEP). Điều này rất nguy hiểm đối với người bệnh có tổn thương phổi nặng hoặc người bệnh ARDS đòi hỏi phải thở máy với PEEP cao.5Hơn nữa do hút đờm hở nên có thể đưa vi khuẩn vào sâu trong đường thở của người bệnh khi thao tác không đảm bảo vô trùng gây viêm phổi bệnh viện.6Để hạn chế các biến chứng, nâng cao hiệu quả của hút đờm NKQ thì đã có những cải tiến trong quá trình hút bằng việc chuyển đổi sonde hút đờm hở sang sonde hút đờm kín ở người bệnh thở máy. Sử dụng sonde hút đờm kín đã mang lại hiệu quả, tiện ích và khắc phục được nhiều nhược điểm của sonde hút đờm hở. Với sonde hút đờm kín người bệnh được hút đờm trong môi trường kín và vô trùng, giảm được nguy cơ lây truyền chéo trong thực hành hút đờm của nhân viên y tế, góp phần hạn chế nhiễm trùng bệnh viện mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị.3,7Mặt khác với kỹ thuật hút đờm kín, người bệnh không phải ngắt kết nối với máy thở nên không bị gián đoạn thời gian thời gian thở máy và không mất PEEP nên ít ảnh hưởng đến các chỉ số sinh tồn và oxy hóa máu .8,9,10,11,12 Tại Bệnh viện Hữu Nghị, người bệnh vào điều trị có tuổi cao và nhiều bệnh kết hợp nên khi phải can thiệp bằng đặt ống NKQ thở máy thì vấn đề đảm bảo hô hấp, chăm sóc hô hấp cho người bệnh là rất quan trọng. Trong những năm gần đây, theo thống kê tại khoa Hồi sức tích cực & Chống độc số ngày thở máy tăng lên hàng năm từ khoảng 5000 ngày thở máy năm 2015 tăng lên khoảng 6000 ngày thở máy năm 2017. Chính vì vậy công tác chăm sóc ống NKQ để đảm bảo hô hấp cũng như duy trì ổn định các chức năng sống của người bệnh được Bệnh viện hết sức quan tâm. Tại Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp hút đờm kín so với hút đờm hở nhưng chủ yếu là trên người bệnh là trẻ em, người trưởng thành. Nhìn chung đều có kết luận phương pháp hút đờm kín tốt hơn so với phương pháp hút đờm hở. Tuy nhiên còn rất ít nghiên cứu so sánh phương pháp hút đờm kín tốt hơn so với phương pháp hút đờm hở trên người bệnh thở máy cao tuổi. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá hiệu quả phương pháp hút đờm kín và phương pháp hút đờm hở trên người bệnh thở máy. 2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phương pháp hút đờm kín và phương pháp hút đờm hở
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2294
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1104.pdf
  Restricted Access
2.4 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.