Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2289
Title: THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2019-2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Authors: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG, THẢO
Advisor: Nguyễn Thị Hoài, Thu
Keywords: Quản lý bệnh viện
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: An toàn là nền tảng của chất lượng trong chăm sóc sức khỏe. An toàn người bệnh (ATNB) là phòng ngừa và giảm thiểu các sai sót có thể gây nguy hại cho người bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc tại cơ sở y tế [1]. Do vậy, thách thức hàng đầu trong lĩnh vực y tế hiện nay là bảo đảm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe an toàn cho người bệnh/khách hàng [2]. Văn hóa an toàn người bệnh (VHATNB) là tập hợp những giá trị, thái độ, niềm tin, nhận thức và những quy tắc, quy phạm về an toàn của mọi nhân viên trong một bệnh viện. Những đặc điểm này xác nhận trách nhiệm và sự cam kết của một tổ chức chăm sóc sức khỏe trong việc đảm bảo an toàn người bệnh [3]. Khi sai sót y khoa không mong muốn xảy ra, có thể xảy ra tử vong, chấn thương vật lý hoặc tâm lý nghiêm trọng đối với người bệnh [4]. Người bệnh phải gánh chịu hậu quả tổn hại tới sức khỏe, tính mạng, tài chính, tâm lý ngắn hạn lẫn lâu dài. Và các cán bộ y tế liên quan trực tiếp tới sự cố y khoa không mong muốn cũng là nạn nhân trước những áp lực của dư luận xã hội và cũng cần được hỗ trợ về tâm lý khi rủi ro nghề nghiệp xảy ra [2]. Các nghiên cứu về sai sót y khoa của các Quốc gia phát triển mạnh về Y học trên Thế giới từ những năm 2000, cho thấy, số người bệnh nội trú gặp sự cố y khoa chiếm từ 3,7%-16,6%. Nguyên nhân của các sự cố y khoa chủ yếu do lỗi hệ thống (70%) và chỉ có (30%) sai sót liên quan tới cá nhân người hành nghề [2]. Nghiên cứu sự cố y khoa trong các bệnh viện Anh Quốc ghi nhận tần suất người bệnh gặp sự cố y khoa chiếm 10,8% người bệnh nội trú và khoảng 50% sự cố có thể phòng ngừa [5]. Chính vì vậy, việc phòng ngừa sai sót y khoa, đảm bảo an toàn người bệnh là một thách thức lớn đối với ngành y tế. Và để tiếp cận có hệ thống về ATNB và nâng cao tính tích cực của văn hóa tổ chức vào ATNB, các tổ chức y tế phải coi VHATNB là một phần rất quan trọng, đóng vai trò nền tảng của ATNB. Xây dựng, tìm hiểu thực trạng về VHATNB, giúp bệnh viện nắm bắt những suy nghĩ, thái độ và hành vi của NVYT về ATNB, từ đó phát hiện ra các nguyên nhân, vấn đề để đưa ra kế hoạch điều chỉnh, cải tiến, khắc phục. Do vậy, từ thập kỷ 90, sau những báo cáo của The Havard medical Practice nhiều nước và tổ chức y tế trên thế giới đã nghiên cứu về VHATNB để đề ra chính sách và giải pháp nhằm cải thiện ATNB, giảm thiểu sai sót, sự cố y khoa [6], [7]. Ở Việt Nam, đối với ngành y tế, ATNB được coi là một hoạt động hết sức quan trọng trong lĩnh vực khám chữa bệnh và điều trị. Bộ Y tế đã hướng dẫn triển khai các văn bản quy định và các hướng dẫn thực hiện an toàn người bệnh và phẫu thuật an toàn. Tuy nhiên, vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và vẫn chưa đề cập cụ thể, trực tiếp đến vai trò của VHATNB. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I của thành phố trong lĩnh vực Sản Phụ Khoa và Kế hoạch hóa gia đình. Mỗi ngày có hơn 1.500 lượt khám và 100 ca sinh nở. Hoạt động quản lý chất lượng - an toàn người bệnh đã và đang được lãnh đạo ngày càng quan tâm và chú trọng. Do vậy, nhằm nâng cao chất lượng bệnh viện, đảm bảo sự an toàn cho người bệnh, cung cấp thêm tư liệu, bằng chứng khoa học cho công tác quản lý bệnh viện trong cả nước nói chung, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội nói riêng và để tìm hiểu về VHATNB, những yếu tố ảnh hưởng đến VHATNB tại bệnh viện, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng về văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2019-2020 và một số yếu tố ảnh hưởng”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả thực trạng về văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2019-2020. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2019-2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2289
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1099.pdf
  Restricted Access
2.42 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.