Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2286
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTRẦN NHƯ, NGUYÊN-
dc.contributor.advisorTRẦN NGỌC, QUẾ-
dc.contributor.authorĐỖ VĂN, DŨNG-
dc.date.accessioned2021-11-20T07:22:00Z-
dc.date.available2021-11-20T07:22:00Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2286-
dc.description.abstractTừ xa xưa người ta đã biết đến vai trò của máu như là “Chất kỳ diệu” của cuộc sống, máu đã được những người lính La Mã cổ đại uống trước khi ra trận, các vua chúa Ai Cập cũng đã sử dụng việc tắm máu để chữa bệnh động kinh. Trải qua hơn 100 năm kể từ khi nhà bác học vĩ đại Karl Landsteiner đã phát hiện ra hệ nhóm máu ABO, cho đến nay người ta đã biết khá rõ về vai trò và sự cần thiết của máu đối với người bệnh, máu cần cho điều trị nội khoa, cấp cứu ngoại khoa, sản khoa và khi triển khai các kỹ thuật cao như ghép tạng, mổ tim cũng cần đến máu. Máu quan trọng như vậy nhưng truyền máu cũng có thể gây ra các tai biến nghiêm trọng nếu các nguyên tắc về an toàn truyền máu không được tôn trọng [51]. Ngày nay việc truyền máu được áp dụng theo nguyên tắc “Chỉ định hợp lý, truyền đúng; truyền đủ; cần gì truyền nấy; không cần không truyền”, chính vì vậy hiện máu toàn phần ít được sử dụng và người ta có xu hướng tách chiết máu toàn phần thành các chế phẩm khác nhau là khối hồng cầu, khối bạch cầu, khối tiểu cầu và huyết tương để sử dụng cho các chỉ định thích hợp. Trong các chế phẩm máu thì khối hồng cầu khá ổn định về mặt chất lượng do ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến người cho máu, cũng như kỹ thuật tách, chiết, bảo quản, còn khối bạch cầu ít được chỉ định do liên quan đến một số nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu cao, huyết tương và các chế phẩm từ huyết tương là chế phẩm thông dụng, dễ có sẵn cho điều trị, còn khối tiểu cầu là chế phẩm dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thời gian lấy máu, vận chuyển, bảo quản, phương pháp điều chế, đặc điểm túi máu, người hiến máu … [51]. Hiện tại Viện Huyết học – Truyền máu TW đã tách chiết được tới trên 90% tổng số đơn vị máu tiếp nhận và với khối tiểu cầu thì Viện cũng đã điều chế được cả ba loại chế phẩm là khối tiểu cầu pool (là khối tiểu cầu được điều chế từ khoảng 1.000 ml máu toàn phần của nhiều người cho máu khác nhau), khối tiểu cầu pool có tách bạch cầu và khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho. Tuy nhiên hiện có rất ít nghiên cứu về chất lượng điều chế khối tiểu cầu và yếu tố liên quan ảnh hưởng đến chất lượng khối tiểu cầu tại Viện Huyết học – Truyền máu TW nên chúng tôi tiến hành triển khai đề tài nghiên cứu “Chất lượng khối tiểu cầu điều chế tại Viện Huyết học – Truyền máu TW năm 2018 và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá chất lượng khối tiểu cầu được điều chế tại Viện Huyết học – Truyền máu TW năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng của khối tiểu cầu điều chế tại Viện Huyết học – Truyền máu TW năm 2018.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectY tế công cộngvi_VN
dc.titleCHẤT LƯỢNG KHỐI TIỂU CẦU ĐIỀU CHẾ TẠI VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUANvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1096.pdf
  Restricted Access
3.7 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.