Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2274
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn Văn, Hướng-
dc.contributor.authorNGUYỄN THỊ HỒNG, PHẤN-
dc.date.accessioned2021-11-20T04:19:13Z-
dc.date.available2021-11-20T04:19:13Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2274-
dc.description.abstractĐộng kinh là bệnh lý mạn tính của não, đặc trưng bởi xu hướng tái phát các cơn động kinh, chiếm khoảng một phần tư trong tổng số bệnh lý thần kinh [1]. Trên thế giới, tỷ lệ hiện mắc động kinh dao động từ 5/1000 dân đến 10/1000 dân [2]. Ở Việt Nam, tỉ lệ hiện mắc động kinh dao động trong khoảng 4,5%o đến 5,4%o tùy theo từng tác giả, nông thôn gặp nhiều hơn thành thị và về lâu dài, loại bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh [3]. Ở nhiều nơi trên thế giới, người bệnh động kinh bị kỳ thị, bị coi như quỷ dữ chiếm mất linh hồn[4]. Theo một nghiên cứu ở Ấn Độ, 15% số người được hỏi tin rằng bệnh động kinh là điên rồ, 40% thì cho rằng trẻ em bị động kinh không nên đến trường và họ không muốn con cái của họ chơi với những đứa trẻ đó và 66% thì phản đối việc con cái họ kết hôn với những người bị bệnh động kinh [5]. Một nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy 31% đối tượng nghiên cứu nói rằng những người động kinh không nên có việc làm [6]. Vì vậy, có thể nói CLCS của bệnh nhân động kinh thấp hơn những người khỏe mạnh, điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu [5],[7]. Họ thường tự ti, cô lập với xã hội, lo lắng và hay bị trầm cảm hơn. Họ cũng có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, tỷ lệ kết hôn thấp hơn so với người khỏe mạnh. Ngoài tác hại do chính bệnh động kinh gây ra, thuốc chống động kinh cũng trở thành gánh nặng cho người bệnh. Những tác dụng phụ của nó như mệt mỏi, rối loạn trí nhớ, buồn ngủ, hồi hộp, rối loạn hành vi… ảnh hưởng không nhỏ đến CLCS [8],[9]. Và nếu chưa gặp tác dụng phụ đó, họ cũng lo lắng nhiều về việc nó sẽ xảy ra. Xét về vấn đề kinh tế, bệnh động kinh tạo ra gánh nặng kinh tế đáng kể cho các cá nhân và xã hội. Chi phí ước tính ở châu Âu cho bệnh động kinh năm 2014 là khoảng 15,5 tỷ euro [10]. Do gánh nặng của bệnh động kinh với CLCS và chi phí y tế, việc xác định các yếu tố là nguy cơ gây giảm CLCS và tăng chi tiêu về y tế là mục tiêu quan trọng cần nhắm tới trong chiến lược quản lý bệnh động kinh. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về CLCS của bệnh nhân động kinh từ khắp các nước trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam, vấn đề này chưa được nghiên cứu nhiều. Chúng ta cần xác định rằng đây là một vấn đề quan trọng, mang tính chiến lược trong việc quản lý và điều trị các bệnh nhân động kinh. Liệu rằng với những bệnh nhân động kinh ở Việt Nam, các yếu tố xã hội như tuổi, giới, trình độ học vấn, mức thu nhập hay các yếu tố liên quan đến bệnh như thời gian mắc bệnh, tần suất cơn, phác đồ điều trị có ảnh hưởng thế nào đến CLCS của họ hay không? Vì vậy, với hy vọng cải thiện CLCS cho bệnh nhân động kinh tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài “Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân động kinh” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân động kinh. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân động kinh.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectThần kinhvi_VN
dc.titleCHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINHvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1082.pdf
  Restricted Access
1.83 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.