Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2272
Title: | THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ CẬN THỊ Ở HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC HẠ ĐÌNH, QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2019 |
Authors: | NGUYỄN THỊ, HẠNH |
Advisor: | LÊ THỊ THANH, XUÂN NGUYỄN THỊ HỒNG, DIỄM |
Keywords: | Y tế công cộng |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân chính gây giảm thị lực ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Cận thị là một loại tật khúc xạ của mắt, trong đó các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ ở trước võng mạc khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết. Trong chương trình “Thị giác 2020 - Quyền được nhìn thấy”, Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp tật khúc xạ vào một trong năm nguyên nhân hàng đầu được ưu tiên trong chương trình phòng chống mù loà toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có khoảng 110 triệu người bị giảm thị lực ở các mức độ khác nhau, trong đó tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân chính. Mặc dù những người có tật khúc xạ vẫn có thể tham gia vào các công việc và các hoạt động trong xã hội nhưng thị lực kém đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tới công việc, gây nên những khó khăn nhất định trong cuộc sống [1]. Ở Việt Nam, cận thị học đường chiếm tỷ lệ khá cao và tăng nhanh nhất là khu vực đô thị. Theo các chuyên gia nhãn khoa ở Bệnh viện Mắt TPHCM, bệnh cận thị học đường đang có xu hướng tăng nhanh tại Việt Nam. Nguyên nhân chính chưa được xác định rõ ràng. Nhưng qua nghiên cứu, người ta nhận thấy những công việc cần sự điều tiết của mắt trong thời gian dài (nhìn những con số nhỏ, đọc sách, tiếp xúc màn hình máy tính...) trong điều kiện không đủ ánh sáng có liên quan tới cận thị. Theo số liệu của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho thấy tỷ lệ học sinh bị cận thị là 26,14% và gia tăng theo cấp học [2]. Theo nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hương tại quận Thanh Xuân năm học 2010-2011 tỷ lệ học sinh tiểu học mắc các bệnh về mắt là 22,2%, trong đó tỷ lệ học sinh mắc bệnh cận thị cao nhất (17,9%), đồng thời cũng theo tác giả này khi phỏng vấn học sinh lớp 3 và lớp 4 thì cận thị là 1 trong 10 bệnh học sinh hay mắc nhất trong 4 tuần gần thời điểm phỏng vấn [3]. Tại quận Thanh Xuân đã có những nghiên cứu về tình hình sức khỏe học sinh như nghiên cứu của tác giả Trần Thị Kim Oanh [4]; nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Hương. Những nghiên cứu này đã được triển khai được một thời gian tương đối dài, những học sinh là đối tượng nghiên cứu đều đã chuyển cấp học. Với đặc thù công việc tại Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân hàng năm đều triển khai hoạt động khám sức khỏe trong chương trình Y tế học đường cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn quận cùng với mong muốn góp phần vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của học sinh quận Thanh Xuân trong những năm tới; đồng thời để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu chúng tôi mong muốn triển khai tại một trường tiểu học trên địa bàn phường Hạ Đình (cùng địa bàn phường Trung tâm Y tế quận Thanh Xuân). Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu“Thực trạng kiến thức và thực hành về cận thị ở học sinh tại Trường Tiểu học Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội năm 2019” Với các mục tiêu sau: 1. Mô tả kiến thức và thực hành về cận thị học đường ở học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội năm 2019. 2. Mô tả phân bố cận thị ở học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội năm 2019. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2272 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
20THS1078.pdf Restricted Access | 1.48 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.