Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2255
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorKIM BẢO, GIANG-
dc.contributor.advisorTRỊNH HỮU, VÁCH-
dc.contributor.authorĐỖ ĐÌNH, HIẾU-
dc.date.accessioned2021-11-19T07:48:53Z-
dc.date.available2021-11-19T07:48:53Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/2255-
dc.description.abstractQuyết định số 1557/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/10/2015 “Phê duyệt chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015”. Mục tiêu chính là “Xác định một số chỉ tiêu để tập trung lồng ghép, ưu tiên bố trí nguồn lực để phấn đấu đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) làm cơ sở hướng tới Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015, góp phần phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, các vùng”. Trong đó có 2 chỉ tiêu đáng quan tâm liên quan tới việc tăng cường sức khỏe bà mẹ là (1) Tỷ lệ các ca sinh của phụ nữ DTTS được cán bộ y tế (CBYT) đã qua đào tạo đỡ đạt > 93% vào năm 2020 và > 97% vào năm 2025; (2) Tỷ lệ phụ nữ DTTS được khám thai ít nhất 3 lần trong kỳ mang thai đạt ≥ 85% vào năm 2020 và ≥ 90% vào năm 2025 [1]. Theo số liệu báo cáo của 62 trung tâm y tế (TTYT) huyện được nghiên cứu ở 5 tỉnh Tây Nguyên cho thấy khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em (CSSKBMTE) của phụ nữ DTTS còn hạn chế. Tỷ lệ phụ nữ DTTS đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ thấp hơn đáng kể so với phụ nữ nói chung (63% so với 82,3%). Ngay cả tại các tỉnh có tỷ lệ phụ nữ khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ cao trên 92% như Đắk Lắk và Lâm Đồng thì tỷ lệ này ở phụ nữ DTTS cũng thấp hơn (lần lượt 79,7% và 82,8%) [2]. Kết quả năm 2009 của Bộ Y tế (BYT) cho thấy tỷ số tử vong mẹ (TVM) tại Tây Nguyên trong 2 năm 2007 và 2008 rất cao (108/100.000 ca sinh sống), gấp gần 2 lần mức bình quân quốc gia (63/100.000 ca sinh sống), ngay cả với 2 tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng (những tỉnh có tỷ lệ khám thai trong 3 thời kỳ trên 92%) [3] [4]. Kết quả nghiên cứu của Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2 (HICH 2) về mức sống hộ gia đình cho thấy có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sử dụng dịch vụ CSSKBMTE trong thời kỳ mang thai và sinh nở giữa nhóm phụ nữ người Kinh và phụ nữ DTTS. Tất cả 6 nội dung CSSKBMTE (khám lại trong vòng 42 ngày sau khi sinh, khám lại trong vòng một tuần sau khi sinh, sinh con tại các cơ sở y tế (CSYT), được CBYT có chuyên môn đỡ đẻ, được tiêm chủng uốn ván đầy đủ, khám thai 3 lần trong ba giai đoạn của thai kỳ) đều có tỷ lệ sử dụng cao ở phụ nữ người Kinh so với phụ nữ DTTS, đặc biệt đối với hai mục tiêu phát triển bền vững 3 và 5: tỷ lệ phụ nữ khám thai 3 lần trong 3 giai đoạn của thai kỳ (81,7% so với 48,0%), tỷ lệ phụ nữ được CBYT có chuyên môn đỡ đẻ (100,0% so với 79,2%) [2]. Đây là những chỉ số quan trọng góp phần giảm tỷ lệ TVM và tử vong sơ sinh (TVSS). Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thực hiện dự án HICH2, do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ trong 5 năm. Làm mẹ an toàn (LMAT) là một trong những nội dung thuộc dự án. Các hoạt động can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe về bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em tại Tây nguyên, bao gồm: “Thiết kế chiến lược truyền thông và sản xuất các tài liệu truyền thông”, “Hội thảo truyền thông” và “Chiến dịch truyền thông và truyền thông nhóm nhỏ”. Để đánh giá kết quả sau 5 năm thực hiện. Xuất phát từ thực tế đó và được sự hỗ trợ từ Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe (CEHS), tôi đã tiến hành đề tài: ‘‘Kiến thức, thực hành về chăm sóc trước, trong và sau sinh của phụ nữ đang nuôi con dưới 5 tuổi tại 2 huyện, tỉnh Lâm Đồng, năm 2018” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức, thực hành về chăm sóc trước, trong và sau sinh của phụ nữ đang nuôi con dưới 5 tuổi tại 2 huyện Đạ Tẻh và Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng năm 2018; 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về chăm sóc trước, trong và sau sinh của nhóm phụ nữ trên.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectY tế công cộngvi_VN
dc.titleKIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ CHĂM SÓC TRƯỚC, TRONG VÀ SAU SINH CỦA PHỤ NỮ ĐANG NUÔI CON DƯỚI 5 TUỔI TẠI 2 HUYỆN, TỈNH LÂM ĐỒNG, NĂM 2018vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1054.pdf
  Restricted Access
1.97 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.