Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1962
Title: Nghiên cứu ảnh hưởng trên huyết động của phenylephrin trong xử trí tụt huyết áp khi gây tê tủy sống để mổ lấy thai
Authors: Trần Minh, Long
Advisor: GS TS Nguyễn Quốc, Kính
Keywords: 62720121;Gây mê hồi sức
Abstract: Những kết luận mới của luận án:. 1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:. - Vấn đề nghiên cứu là cần thiết, có tính thời sự, nhất là khi áp dụng phương pháp theo dõi huyết động không xâm lấn, đề tài có ý nghĩa khoa học và thực hành. Thiết kế nghiên cứu phù hợp, khoa học và có lô-gic; số liệu và xử lý số liệu đáng tin cậy, số lượng bệnh nhân đủ lớn.. - Từ trước đến nay, thuốc được dùng chính là ephedrin để xử trí tụt huyết áp (HA) khi gây tê tủy sống (GTTS). Tuy nhiên những năm gần đây người ta nghi ngờ ephedrin gây nhiễm toan cho thai nhi. Vì vậy, các tác giả nước ngoài cũng như trong nước tìm đến phenylephrin để thay thế cho ephedrin.. - Các tác giả trong nước mới chỉ nghiên cứu và dùng phenylephrin để tăng HA, chưa có tác giả nào nghiên cứu những biến đổi huyết động (HA, lưu lượng tim, thể tích nhát bóp, sức cản hệ thống mạch máu, tần số tim) do phenylephrin. Đây chính là điểm mới, điểm đóng góp của đề tài vào thực tiễn và khoa học.. 2. Luận án có ý nghĩa khoa học, có tính cập nhật và rất có giá trị trên lâm sàng gây mê hồi sức Sản khoa:. - Luận án nghiên cứu so sánh hiệu quả của thuốc co mạch mới là phenylephrin so với thuốc co mạch thường được sử dụng trước đây là ephedrin, cả hai thuốc đều được truyền liên tục để dự phòng tụt HA sau GTTS để mổ lấy thai.. - Trong nghiên cứu có sử dụng phương pháp theo dõi huyết động mới là hệ thống Niccomo để theo dõi liên tục các chỉ số huyết động: tần số tim, HA động mạch, cung lượng tim, thể tích nhát bóp và sức cản mạch máu hệ thống. Phương pháp theo dõi huyết động này giúp đánh giá chính xác, hiệu quả của hai thuốc co mạch ở trên và giúp hướng dẫn truyền dịch để xử trí tụt HA khi GTTS để mổ lấy thai.
1. Scientific and practical meanings:. - The research is very necessary, to be new, especially when applying noninvasive hemodynamic monitoring method (Niccomo monitoring), the thesis has scientific and practical significance. Proper, scientific and logical research design; The datas and the datas processing are reliable, the number of patients are large enough.. - Ever, the main drug used is ephedrine to treat hypotension in the spinal anesthesia. However, the ephedrin is suspected of causing fetal acidosis in recent years. Therefore, foreign and domestic authors have come to phenylephrine to replace ephedrin.. - The authors only researched and used the phenylephrine to increase blood pressure. No authors studied hemodynamic changes (blood pressure, cardiac output, stroke volume, systemic vascular resistance, heart rate) by phenylephrine. This is the new point, the contribution of the topic to clinical practice and science.. 2. The thesis has scientific significance, is up to date and very valuable in clinical gynaeco-obstertrical anesthesia:. - The thesis compares the efficacy of the new vasoconstrictor that is phenylephrine versus the previously used vasoconstrictor, ephedrine, both of which are infused continuously to prevent the hypotension in the spinal anesthesia for cesarean section.. - This study used a new hemodynamic monitoring method that is Niccomo system to continuously monitor hemodynamic indicators: heart rate, arterial blood pressure, cardiac output, stroke volume and the systemic vascular resistance. This hemodynamic monitoring method helps to accurately assess the effectiveness of the two vasoconstrictor drugs above and helps to guide the fluid infusion to manage hypotension during spinal anesthesia for cesarean section.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1962
Appears in Collections:Luận án (nghiên cứu sinh)

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
481_TVLA TRANMINHLONG.pdf
  Restricted Access
10.27 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read
481_TTLA TranMinhLong.rar
  Restricted Access
2.61 MBWinRAR Compressed Archive


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.