Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1931
Title: Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
Authors: Lê Quang, Thọ
Advisor: PGS.TS. Ngô Văn, Toàn
PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch, Yến
Keywords: 62720164;Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế
Abstract: THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI . CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ. Tên đề tài:“Đánh giá hiệu quả can thiệp trong quản lý tăng huyết áp tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ”.. Mã số: 62720164; Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế. Nghiên cứu sinh: Lê Quang Thọ. Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Ngô Văn Toàn 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Yến. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà Nội. Những kết luận mới của luận án:. 1. Hiệu quả can thiệp năng cao năng lực trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã trong quản lý THA: Các biện pháp can thiệp có hiệu quả rõ rệt trong nâng cao năng lực cán bộ trung tâm y tế huyện (TTYTH) và trạm y tế xã (TYTX) về quản lý tăng huyết áp (THA). Tỷ lệ cán bộ y tế có kiến thức và thực hành về quản lý THA ở mức đạt (>75%), đều tăng nhiều so với trước can thiệp. Tại các TYTX thuộc nhóm can thiệp, trước khi can thiệp, tỷ lệ TYTX có đầy đủ 15 loại trang thiết bị y tế và thuốc phục vụ quản lý THA đều tăng (40%- 90% và 50%-100%).. 2. Hiệu quả nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành quản lý THA của người bệnh: Các biện pháp can thiệp có hiệu quả rõ rệt trong nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của người bệnh THA về quản lý THA. Hầu hết các kiến thức về bệnh THA ở nhóm can thiệp đều tăng cao mang ý nghĩa thống kê sau can thiệp (p<0,05-<0,001) và chỉ số hiệu quả (CSHQ) tăng (71,6%-97,4%). Tỷ lệ bệnh nhân THA có thái độ tốt về quản lý tăng HA gia tăng ở nhóm can thiệp (p<0,05-<0,01; CSHQ: 38,4%-48,6%). Tỷ lệ bệnh nhân THA có thực hành tốt về quản lý tăng HA tăng cao ở nhóm can thiệp (p<0,05-<0,01; CSHQ: 34%- 59%). Sau can thiệp tỷ lệ người bệnh THA ở nhóm can thiệp duy trì được huyết áp mục tiêu tăng cao (p<0,01; CSHQ tăng 30,5%).. 3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả can thiệp: Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu từ phía cơ sở y tế bao gồm thiếu nhân lực có kinh nghiệm về quản lý THA tại TYTX. Kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý bệnh nhân THA, hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp, công tác giám sát hỗ trợ quản lý bệnh nhân THA còn hạn chế. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý người bệnh THA là khả năng tiếp cận về mặt địa lý, đặc biệt là người trung và cao tuổi ở các xã miền núi; và kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh THA còn thấp, đặc biệt là những người cao tuổi, dân tộc và trình độ học vấn thấp.. NGƯỜI HƯỚNG DẪN PGS.TS. Ngô Văn Toàn NGHIÊN CỨU SINH Lê Quang Thọ .
INFORMATION ON NEW FINDINGS OF THE PHD THESIS. Title: “Communication intervention effects of hypertension management in Ha Hoa district, Phu Tho province”.. Code: 62720164; Specialty: Social Hygiene and Health Management. PhD student: Le Quang Tho. Supervisors: Professor Ngo Van Toan, PhD, MD; Professor Nguyen Thi Bach Yen PhD, MD. University: Hanoi Medical University. 1. Communication intervention effects improving hypertension management of district health center (DHC) and commune health stations (CHSs): Interventions for enhancing health staff capabilities on hypertension management at DHC and CHSs were significantly effective. The percentage of health staff reaching good and accepted knowledge and practice of hypertension management (>75%) increased significantly. Percentages of intervention CHSs getting 15 items of equipment and essential drugs for HBP management increased from 40% to 90% and from 50% to 100%, respectively.. 2. Communication intervetion effects of improving knowledge, attitute and practice of hypertensive patients in hypertension management: Interventions absolutely raised patient’s knowledge, attitude and practice of hypertension management. After intervention, there was a statistically significant rise of almost knowledge of hypertension management in patients (p<0.05-<0.01 and effective index 71.6%-97.4%); The percentage of patients showing their right attitude of hypertension management increased (p<0.05-<0.01; effective index: 38.4%-48.6%); The percentage of patients reaching good practice of hypertension management also rose (p<0.05-<0.01; effective index: 34%-59%); and the percentage of patients achieving and maintaining their target blood pressure was improved significantly (p<0.01; effective index rose 30.5%).. 3. Influencing factors related to intervention effects of hypertention management: It was the lack of experienced health staff at CHSs who could effectively conduct hypertension management and use appropriate software. IEC activities, supervision and technical assistance were also limited. Additionally, the access to health care facilities was sometimes inconvenient for the middle-aged and the elderly patients, and patient’s KAP on hypertension management was still low in some disadvantaged groups such as the minority ethnics or the poorly educated patients in the rural areas SUPERVISOR Ngo Van Toan, Professor, MD, PhD PHD STUDENT Le Quang Tho, MD .
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1931
Appears in Collections:Luận án (nghiên cứu sinh)

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
456_TVLA LEQUANGTHO.pdf
  Restricted Access
2.83 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read
456_TTLA LeQuangTho.pdf
  Restricted Access
808.43 kBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.