Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1902
Title: Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ hormon steroid trong nước bọt, sữa và huyết thanh trên những người sống tại vùng phơi nhiễm chất Da cam/dioxin ở Việt Nam.
Authors: Đào Văn, Tùng
Advisor: TS. Đặng Đức, Nhu
GS. TS. Teruhiko, Kido
Keywords: 62720112;Hoá sinh y học
Abstract: . THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI . CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ. Những đóng góp mới của luận án:. Dioxin được biết đến như là một yếu tố nguy cơ tác động bất lợi đến sức khoẻ con người như bệnh ung thư, đái tháo đường và làm rối loạn nội tiết miễn dịch cũng như biến đổi các mức độ hocmon. Trong nghiên cứu này chúng tôi xác định hàm lượng các thành phần của dioxin trong sữa, nồng độ hocmon steroid nước bọt, trong sữa và trong huyết thanh của những người mẹ cho con bú và con của họ sống ở khu vực phơi nhiễm dioxin.. Kết quả cho thấy mức độ các thành phần dioxin trong sữa mẹ ở khu vực phơi nhiễm dioxin cao hơn khu vực đối chứng; nồng độ cortisol, cortison nước bọt, trong sữa và huyết thanh của người mẹ ở khu vực phơi nhiễm dioxin cao hơn nhóm chứng; nồng độ DHEA trong nước bọt của mẹ ở giai đoạn đầu cho con bú cao hơn nhóm chứng trong khi ở con lại thấp hơn so với nhóm chứng. Chúng tôi đã chỉ ra rằng có mối tương quan hình chữ U ngược giữa dioxin trong sữa và hormon cortisol và cortison trong nước bọt và trong sữa ở những người mẹ sinh con đầu lòng ở các khu vực nghiên cứu. Có tương quan thuận giữa dioxin trong sữa và hormon cortisol và cortison trong nước bọt và trong huyết thanh của mẹ sau 1 năm cho con bú. Có tương quan nghịch giữa dioxin trong sữa mẹ và hormon DHEA trong nước bọt của trẻ 3 tuổi.. Từ kết quả nghiên cứu luận án cho thấy, hiện tại sau nhiều năm kết thúc chiến tranh nhưng những tác động bất lợi của dioxin có trong thành phần chất độc da cam và chất diệt cỏ vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng xấu đến sức khỏe những người dẫn sống tại khu vực phơi nhiễm cụ thể là sự thay đổi nồng độ hormon steroid của những người mẹ và trẻ em..
SUMMARY OF DOCTOR'S THESIS. New contributions of the thesis:. Dioxinis known as risk factor of various kinds of adverse health effects including cancer, diabetes mellitus and the alter the hocmon levels. We proceed to determine the dioxin levels in breast milk, to quantitate steroid hormone concentrations in saliva, breast milk and serum on lactating mothers and their infants in dioxin exposed area.. The results shown that almost isomers dioxin levels in maternal breast milk in hot-spot are significant higher than those in control group; cortisol and cortisone concentration in saliva, in breast milk and serum of lactating mothers in hot-spot area are significant higher than those in control group; hormon DHEA concentration in maternal saliva in hot-spot is higher than in control group at moment from 4 to 16 weeks of birth. We have already shown that found the inverted U-shapedrelationship between dioxins in breast milk and salivary cortisol or cortisone of Vietnamese primiparae in a hot spot and control group.. We have shown that there are the positive correlations between dioxin levels in breast milk with cortisol and cortisone concentration in serum and saliva in lactating mother after one year breastfeeding. there are the negative correlations between dioxin levels in maternal breast milk with DHEA concentration in saliva of infant 3 years.. It can be revealed from the study findings that Although the war in Vietnam ended more than 40 years ago, however, TCDD continues to adversely affect human health and the environment as a persistent organic pollutant, especially on alteration of steroid hormones level in lactating mothers and infants..
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1902
Appears in Collections:Luận án (nghiên cứu sinh)

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
124_LA- Tung.pdf
  Restricted Access
3.81 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read
124_24 - Tng.pdf
  Restricted Access
1.37 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.