Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1799
Title: | Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn - luyện tập |
Authors: | Trần Nguyễn, Ngọc. |
Advisor: | PGS.TS. Nguyễn Kim, Việt. |
Keywords: | 62720148;Tâm thần |
Issue Date: | 2018 |
Abstract: | THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI . CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ. Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp thư giãn - luyện tập”. Mã số 62720148; Chuyên ngành: Tâm thần.. Nghiên cứu sinh: Trần Nguyễn Ngọc.. Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Kim Việt.. Cơ sở đào tạo: Đại học Y Hà Nội.. Những kết luận mới của luận án: . Sau khi nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trên 170 bệnh nhân và hiệu quả điều trị trên 99 bệnh nhân được chẩn đoán RLLALT và được điều trị bằng liệu pháp thư giãn luyện tập, chúng tôi rút ra một số kết luận sau. 1. Đặc điểm lâm sàng triệu chứng lo âu và các triệu chứng khác . RLLALT phần lớn gặp ở nữ, có độ tuổi từ 26 đến 45 tuổi.. Đặc điểm triệu chứng lo âu: thường gặp mức độ nặng theo thang HAM-A (45,5%), có tần suất xuất hiện 5,2 ± 2,7 lần/tuần, tồn tại từ 21,9 ± 8,7 phút đến 32,0 ± 14,8 phút, hầu hết nặng lên vào vào tối (66,7%). Chủ đề lo âu không cố định, không hệ thống, thay đổi trong thời gian tiến triên bệnh. Trong đó: phần lớn là chủ đề gia đình (79,4%). Thường gặp nhất là bệnh nhân có 3 chủ đề lo âu (40%). Mức độ lo âu thường gặp là nặng theo HAM-A (45,5%). Tần suất xuất hiện “các cơn” lo âu trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 5,2 ± 2,7 lần/tuần. Thời điểm triệu chứng lo âu nặng lên hầu hết là vào tối (66,7%).. 2. Hiệu quả điều trị RLLALT bằng phương pháp thư giãn luyện tập. Các triệu chứng thần kinh thực vật và căng thẳng cơ bắp, căng thẳng Tâm thần có hiệu quả rõ rệt, sớm : 4 triệu chứng hồi hộp/tim đập nhanh; vã mồ hôi; run và khô miệng trong nhóm triệu chứng kích thích thần kinh thực vật của bệnh nhân nghiên cứu đều giảm rõ rệt sau các tuần điều trị tại T2 và T4 (p < 0,0001). Trung bình số lượng triệu chứng giảm từ 2,5 ± 0,9 triệu chứng xuống còn 0,9 ± 1,1 triệu chứng (p < 0,0001). Các triệu chứng căng cơ/đau đớn; căng thẳng tâm thần; cảm giác khối trong họng đều giảm mạnh khi kết thúc điều trị (p < 0,05). Nhóm tính cách hướng ngoại và loại hình thần kinh không ổn định đã thuyên giảm tại các thời điểm điều trị T2 và T4 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).. Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Kim Việt Nghiên cứu sinh Trần Nguyễn Ngọc . SUMMARY INFORMATION ABOUT NEW CONCLUSIONSOF Ph.D THESIS. Thesis name: “Evaluate the effectiveness of treatment for generalized anxiety disorder with relaxation – training therapy”.. Code: 62720148 Specialty: Psychiatry. Researcher: Tran Nguyen Ngoc. Supervisor: Professor. Dr. Nguyen Kim Viet. Institute: Psychiatric department, Ha Noi Medical University. New conclusions of the thesis. After studying the clinical characteristics of 170 patients and the therapeutic effect on 99 patients diagnosed with GAD and treated with relaxation training therapy, I would like to draw the following conclusions. 1. Clinical features of anxiety symptoms and other symptoms. GAD is most common in women, ages 26 to 45.. Symptom of anxiety: Severe HAM-A scale (45.5%) with frequency of occurrence 5.2 ± 2.7 times / week, survival from 21.9 ± 8.7 Minutes to 32.0 ± 14.8 minutes, most heavy up into the evening (66.7%). Topics of anxiety are not fixed, not systematic, change during disease progression. Of them: the majority is family topic (79.4%). The most common ones were patients with 3 anxiety themes (40%). The level of anxiety is usually severe with HAM-A (45.5%). The incidence of moderate "anxiety" episodes in the study population was 5.2 ± 2.7 times per week. The onset of severe anxiety symptoms was mostly in the evening (66.7%).. 2. Efficacy of treatment GAD by relaxation – training therapy.. Plant nervous system symptoms and muscle tension, mental stress are noticeable, early: 4 symptoms of nervousness / palpitations; sweating; tremor and dryness in the symptomatic nerve stimulation group of patients were significantly reduced after treatment weeks at T2 and T4 (p <0.0001). On average, the number of symptoms decreased from 2.5 ± 0.9 to 0.9 ± 1.1 symptoms (p <0.0001). Pain / muscle strain symptoms; mental stress; Introversion - neuroticism personality was significantly reduced at the end of treatment (p <0.05). Outpatient and nonspecific personality traits were better at T2 and T4 treatment times (p <0.05) Supervisor Professor. Dr. Nguyen Kim Viet RESEARCH STUDENT Tran Nguyen Ngoc . |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1799 |
Appears in Collections: | Luận án (nghiên cứu sinh) |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
345_TRANNGUYENNGOC-TamThan.pdf Restricted Access | 2.31 MB | Adobe PDF | Sign in to read | |
345_TranNguyenNgoc-tt.pdf Restricted Access | 640.65 kB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.