Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1632
Title: | Nghiên cứu thực trạng ba bệnh lứa tuổi học đường phổ biến ở học sinh tiểu học và đề xuất giải pháp |
Authors: | Nguyễn Thị Hồng, Diễm |
Advisor: | PGS.TS. Chu Văn, Thăng PGS.TS. Nguyễn Văn, Bình |
Keywords: | 62720301;Y tế công cộng |
Issue Date: | 2016 |
Abstract: | THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI . CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ. Tên đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng ba bệnh lứa tuổi học đường phổ biến ở học sinh tiểu học và đề xuất giải pháp”.. Mã số:62720301 Chuyên ngành: Y tế công cộng. Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hồng Diễm. Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Chu Văn Thăng; 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Bình. Cơ sở đào tạo:Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế Công cộng -Trường Đại học Y Hà Nội.. Những kết luận mới của luận án: . - Đề tài đã nghiên cứu tình trạng hiện mắc cận thị, cong vẹo cột sống, sâu răng học sinh tiểu học tại 6 tỉnh thuộc 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên Việt Nam. Tỉ lệ hiện mắc cận thị ở học sinh tiểu học là 5,8%, có xu hướng tăng lên theo lớp từ 2,9% ở lớp 1, tăng lên 8,3% ở lớp 5; khác nhau rõ rệt ở các vùng, tỷ lệ cao ở Hải Phòng 10,5%, TP. Hồ Chí Minh 6,5%, tỷ lệ thấp ở Kon Tum 0,9%, Hòa Bình 1,1%. Tỷ lệ mắc cong vẹo cột sống ở học sinh không cao 3,6%, tỷ lệ khác biệt theo giới (nữ là 3,0% và nam là 4,1%), tăng theo lớp học, khác nhau ở các vùng miền, tỷ lệ cao ở vùng nông thôn, miền núi (Hòa Bình 7,9%, Kon Tum 7,1%), tỷ lệ thấp ở đô thị (TP. Hồ Chí Minh 2,0%, Hải Phòng 1,3%). Tỷ lệ sâu răng ở học sinh tiểu học khá cao 73,4%, có khác biệt theo giới, nữ cao hơn nam, có xu hướng giảm dần theo tuổi, không khác biệt đáng kể theo vùng, miền (66,0%- 86,6%).. - Đề tài đã phân tích và chỉ ra những tồn tại của công tác YTTH của các trường tiểu học, điều kiện vệ sinh lớp học không đảm bảo cùng với tình trạng thiếu kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên trong phòng chống bệnh tật lứa tuổi học đường, góp phần gia tăng tình trạng mắc các bệnh trên ở học sinh tiểu học. Tình trạng thiếu kiến thức, thực hành không đúng của học sinh, cha mẹ học sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh cận thị, CVCS, sâu răng của học sinh từ 1,4 - 2,1 lần với ý nghĩa thống kê p < 0,05.. - Đã xây dựng và thử nghiệm mô hình can thiệp “Trường học Nâng cao sức khỏe trong phòng chống các bệnh lứa tuổi học đường” tại 4 trường tiểu học ở Hải Phòng. Bước đầu đã chứng minh hiệu quả của mô hình can thiệp trong giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh, thay đổi tỷ lệ hiện mắc 3 bệnh trên ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Trên cơ sở kết quả thu được đã bổ sung, điều chỉnh để xây dựng mô hình “Trường học Nâng cao sức khỏe trong phòng chống các bệnh lứa tuổi học đường” trong đó có phòng chống cận thị, CVCS và sâu răng ở học sinh có thể áp dụng triển khai mở rộng tại các địa phương khác trong thời gian tới.. NGƯỜI HƯỚNG DẪN PGS.TS. Chu Văn Thăng; PGS.TS. Nguyễn Văn Bình NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Thị Hồng Diễm . NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS. Name of the research: “Research on current status of three common school age diseases among primary school students and proposal intervention solutions”. Code: 62720301 Major: Public health. Doctoral Candidate: Nguyen Thi Hong Diem. Supervisors: 1. Assoc. Prof. Dr. Chu Văn Thang; 2. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Binh. Training establishment: Institute of Preventive Medicine and Public Health – Hanoi Medical University.. New findings of the thesis:. - The thesis has determined the current status of myopia, spinal deformity, and dental caries among primary school students in 6 provinces in 4 regions including the North, Central, South and Central Highlands of Vietnam. The percentage of myopia in primary students was 5.8%, with an upward trend along with grade from 2.9% in grade 1, increased to 8.3% in grade 5; markedly different in different regions and high rate of 10.5% was in Hai Phong, 6.5% in HCM city, a low rate of 0.9% in Kon Tum, 1.1 % in Hoa Binh. Percentage of spinal deformity in students was not high at 3.6%, different by gender (women and men were at 3.0% and 4.1% respectively), increased by grade, different by regions, high in rural and mountainous areas (7.9% in Hoa Binh, 7.1% in Kontum), low in the urbans (2.0% in Ho Chi Minh city, 1.3% in Hai Phong). The percentage of dental caries in primary school students was high at 73.4%, different by gender. This percentage among female students was higher than among male students, tended to decrease with age, there was no significant differences by regions (66.0% - 86.6%).. - The thesis has analyzed and pointed out the problems of school health activities, insufficient hygiene conditions along with the lack of knowledge, attitude and practice of students, students’ parents and teachers in the prevention of school-age diseases, contributed to the increasing incidence of the diseases among primary students. The lack of knowledge and wrong practice of students and students’ parents increases the risk of myopia, spinal deformity, and dental caries of students by 1.4 - 2.1 times with the statistical significance p <0.05.. - Developed and conducted pilot intervention model of "Health promoting schools in prevention of school-age diseases" at 4 primary schools in Hai Phong. This model has initially proven to be effective in reducing risk factors, changing the prevalence of 3 diseases among primary students. On the basis of results obtained, supplement and adjustment have been made to build the model of " Health promoting schools in the prevention of school age diseases" which can be applied expandedly in other provinces in the upcoming time SUPERVISOR Assoc.Prof.Dr. Chu Van Thang; Assoc.Prof.Dr.Nguyen Van Binh DOCTORAL CANDIDATE Nguyen Thi Hong Diem . |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1632 |
Appears in Collections: | Luận án (nghiên cứu sinh) |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
196_NGUYENTHIHONGDIEM-YTCC30.pdf Restricted Access | 2.01 MB | Adobe PDF | Sign in to read | |
196_NguyenThiHongDiem-tt.pdf Restricted Access | 1.89 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.