Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1588
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT PIGGOT CẢI BIÊN ĐIỀU TRỊ CO RÚT MI TRÊN
Authors: VŨ THỊ, THÚY
Advisor: NGUYỄN QUỐC, ANH
Keywords: Nhãn khoa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Co rút mi trên là một bất thường vị trí mi trên, khi bờ mi trên ở cao hơn vị trí bình thường trong tư thế nhìn thẳng, để lộ củng mạc giữa rìa giác mạc trên và bờ mi trên.1 Co rút mi trên có thể gặp ở rất nhiều bệnh,2 là hậu quả của nhiều nguyên nhân với một hay nhiều cơ chế bệnh sinh khác nhau, với 3 nhóm nguyên nhân chính (do thần kinh, do cơ và do cơ học). Trong đó, bệnh mắt liên quan tuyến giáp (BMTG) (bệnh mắt Basedow) là nguyên nhân thường gặp nhất. Basedow là bệnh khá phổ biến, tỷ lệ mới mắc hằng năm ở Anh là 24,8/100 000 dân, ở Thủy Điển là 21,4/100 000 dân.3 Khoảng 30 - 50% số bệnh nhân Basedow được chẩn đoán bệnh mắt Basedow và khoảng 80 - 90% trường hợp bị bệnh có biểu hiện co rút mi.4-6 Co rút mi trên ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có thể cả chức năng thị giác của bệnh nhân, vì làm rộng khe mi, làm tăng diện tích hở mi. Từ đó gây ra các biến chứng từ khó chịu, kích thích nhãn cầu đến đe dọa thị lực do tổn thương giác mạc, gây biến đổi hình thể, giảm thẩm mỹ với biểu hiện “nhìn trừng”, đặc biệt khó chịu với phụ nữ vì tâm lý mặc cảm, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân.7 Phẫu thuật điều chỉnh vị trí mi thường được chỉ định để tạo hình mi về mặt chức năng, bảo vệ nhãn cầu khỏi biến chứng giác mạc, đe dọa thị lực và cải thiện thẩm mỹ.8,9 Có rất nhiều các phương pháp phẫu thuật điều chỉnh co rút mi trên đã được đề xuất và áp dụng, bao gồm cắt cơ Muller, lùi cơ nâng mi có hoặc không có mũi khâu điều chỉnh chỉ, cắt bờ cơ, cắt cơ kiểu “tường thành”, kéo dài phức hợp nâng mi có hoặc không đặt mảnh ghép, cắt mi cả bề dày. Trường hợp co rút mi nhẹ và vừa, các kỹ thuật thường cho kết quả tốt. Tuy nhiên, đối với co rút mi nặng kết quả phẫu thuật còn khó dự đoán và còn tồn tại hạn chế như khó điều chỉnh thỏa đáng vị trí và độ cong bờ mi trên, chiều cao nếp mi, tỷ lệ tái phát cao.... Piggot và cộng sự10 (1995) mô tả kỹ thuật kéo dài cân cơ nâng mi kiểu “tường thành” cho kết quả tốt trong thời gian theo dõi dài từ 3 - 8 năm. tuy nhiên số lượng bệnh nhân nghiên cứu còn ít. Ở Việt Nam, có ít các nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và phẫu thuật điều trị co rút mi trên. Phẫu thuật điều trị co rút mi trên mới được một số phẫu thuật viên thực hiện với kết quả còn hạn chế. Gần đây. một số bác sỹ đề xuất phương án kéo dài cân cơ nâng mi bằng cách cắt 2 sừng cơ khỏi chỗ bám vào sụn mi, cắt phía trên cân cơ nâng mi. rồi khâu đính 2 sừng đã cắt vào đầu đã cắt của cân cơ nâng mi. một cải biên từ phương pháp phẫu thuật của Piggot. Phương pháp này bắt đầu được áp dụng tại Bệnh viện Mắt trung ương cho kết quả khả quan. nhưng chưa có báo cáo về kết quả của phương pháp này. Vì vậy. đề tài “Đánh giá kết quả phẫu thuật Piggot cải biên điều trị co rút mi trên” được thực hiện với 2 mục tiêu: 1. Nhận xét một sổ đặc điểm lâm sàng co rút mi trên mức độ vừa và nặng 2. Đánh giá kết quảphâu thuật Piggot cải biên điều trị co rút mi trên mức độ vừa và nặng
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1588
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
20THS1006.pdf
  Restricted Access
2.73 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.