Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1583
Title: THựC TRạNG BệNH SÂU RĂNG Và MộT Số THàNH PHầN SINH HOá NƯớC BọT CủA TRẻ 6 TUổI TạI TRƯờNG TIểU HọC KIM LIÊN, Hà NộI
Authors: NGUYỄN THỊ, DUYÊN
Advisor: VŨ MẠNH, TUẤN
ĐINH XUÂN, THÀNH
Keywords: Răng Hàm Mặt
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Bệnh sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn phổ biến nhất ở trẻ em. Sâu răng có thể gây đau, ảnh hưởng tới ăn uống, học hành, nói, vui chơi của trẻ, gây tốn nhiều thời gian và tiền bạc, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đây vẫn là một trong những vấn đề đáng quan tâm, ở các nước Đông Nam Á nó gây ảnh hưởng 25-95% trẻ em lứa tuổi 5-6 [1]. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, nó gây ảnh hưởng 60-90% trẻ em lứa tuổi học đường và phần lớn người trưởng thành. Sâu răng cũng là bệnh phổ biến ở một số nước châu Á và châu Mỹ Latinh [2]. Hiệp hội Răng Trẻ Em Hoa Kỳ đưa ra thông tin rằng sâu răng là bệnh mạn tính hay gặp nhất ở trẻ em, nó có mức độ phổ biến gấp năm lần bệnh hen suyễn và gấp bảy lần bệnh “sốt mùa hè” [3]. Sâu răng được định nghĩa là bệnh nhiễm khuẩn gây mất tổ chức cứng của răng, do quá trình huỷ khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng [4]. Theo kết quả Điều Tra Sức Khoẻ Răng Miệng Toàn Quốc năm 2001, tỷ lệ sâu răng ở trẻ 6-8 tuổi là 84,9% với chỉ số SMTR là 5,4 [5]. Năm 2010, Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội tiến hành nghiên cứu tại 5 tỉnh thành, kết quả cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ 4-8 tuổi là 81,6% [6]. Sâu răng là kết quả của sự mất cân bằng giữ quá trình mất khoáng và tái khoáng. Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn đa yếu tố, có thể hoàn nguyên ở giai đoạn đầu, trong đó có sự kết hợp giữa bốn yếu tố chính: vật chủ (răng), hệ vi khuẩn, chất nền (chủ yếu là chất bột đường) và yếu tố thời gian đủ để hình thành sâu răng. Một trong những yếu tố nguy cơ liên quan trực tiếp đến vật chủ là nước bọt. Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về nước bọt cho thấy khi có sự rối loạn của một trong các yếu tố nước bọt như sự giảm tiết của tuyến nước bọt phụ, lưu lượng nước bọt có kích thích thấp, pH nước bọt càng mang tính acid hoặc độ nhớt nước bọt càng đặc, quánh thì nguy cơ dẫn đến sâu răng tăng và số răng bị sâu sẽ nhiều hơn [7],[8],[9],[10]. Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về hoạt độ sâu răng dựa trên các xét nghiệm về nước bọt như đo lưu lượng nước bọt, pH, đánh giá độ đệm nước bọt, đánh giá hàm lượng tổng protein, canxi, phospho, đếm số lượng Streptococcus mutans trong nước bọt [11],[12],[13],[14],[15]. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số ý kiến khác nhau về giá trị của xét nghiệm này trong dự đoán khả năng sâu răng. Tuy nhiên, cũng chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng bệnh sâu răng và một số thành phần sinh hoá nước bọt của trẻ 6 tuổi tại trường tiểu học Kim Liên, Hà Nội” với mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ sâu răng của trẻ 6 tuổi tại trường tiểu học Kim Liên, Hà Nội năm 2018-2019. 2. Nhận xét một số thành phần sinh hoá nước bọt của nhóm đối tượng nghiên cứu trên.  
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1583
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
19THS1070.pdf
  Restricted Access
1.68 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.