Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1570
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn Văn, Hiến | - |
dc.contributor.author | NGUYỄN THỊ PHƯƠNG, THẢO | - |
dc.date.accessioned | 2021-11-14T01:18:36Z | - |
dc.date.available | 2021-11-14T01:18:36Z | - |
dc.date.issued | 2019 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1570 | - |
dc.description.abstract | Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong đời sống, đặc biệt trong ngành y tế, giao tiếp giữa thầy thuốc hay cán bộ y tế với các đối tượng phục vụ của họ, giúp thu thập và chia sẻ thông tin, đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) cả về thể chất, tinh thần và xã hội của người dân, mang lại hiệu quả cao trong CSSK. Bệnh viện là một môi trường đặc biệt, đặc thù để chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Trong bệnh viện, điều dưỡng là những người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh. Số liệu thống kê cho thấy trung bình một ngày người bệnh nhận được sự tiếp xúc từ 15 -20 phút với bác sỹ, nhưng nhận được gấp 6 - 8 lần sự tiếp xúc với điều dưỡng, tức là thời gian tiếp xúc với điều dưỡng khoảng 2h - 2,5h [1]. Giao tiếp là một hoạt động hết sức quan trọng trong thực hành CSSK của điều dưỡng tại bệnh viện và là một trong các chỉ số đánh giá chất lượng bệnh viện. Vì vậy, hoạt động giao tiếp của điều dưỡng tại bệnh viện cần được quan tâm để nâng cao sự hài lòng của người bệnh với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện. Tại Việt Nam, trong những năm qua Bộ Y tế đã đặc biệt quan tâm đến việc giao tiếp của nhân viên y tế và đã ban hành nhiều văn bản quy định về giao tiếp ứng xử như Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế (12 điều y đức) [2], Quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh [3], Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế [4], Quy định về quy tắc ứng xử của công chức,viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở Y tế [5], và gần đây Hội Điều dưỡng Việt Nam cũng đã ban hành Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên [6]. Các văn bản này đều dành những quy định cụ thể và rõ ràng về giao tiếp trong bệnh viện, đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng lề lối, tác phong làm việc chuyên nghiệp và tạo dựng một diện mạo tích cực về bệnh viện. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số cơ sở khám chữa bệnh đã để xảy ra tình trạng viên chức y tế có thái độ cáu gắt với người bệnh, người nhà người bệnh gây bức xúc dư luận xã hội. Nghiên cứu của Cao Mỹ Phượng và cộng sự (2012) về sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện đa khoa trong tỉnh Trà Vinh cho thấy: lời nói, thái độ của nhân viên y tế có nơi chưa tốt, còn cáu gắt và có gợi ý tiền, quà biếu của bệnh nhân [7]. Kết quả nghiên cứu sự hài lòng người bệnh nội trú về chất lượng CSSK tại các bệnh viện tỉnh Hòa Bình năm 2006 của Nguyễn Đức Thành cho thấy bệnh nhân chưa thật sự hài lòng với chất lượng CSSK, ở khía cạnh giao tiếp và tương tác với nhân viên y tế như y tá, kỹ thuật viên cận lâm sàng đạt chưa cao [8]. Bệnh viện Hữu Nghị là bệnh viện hạng I, với qui mô 650 giường kế hoạch (860 giường thực kê) Bệnh viện có 25 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng, với hơn 821 cán bộ viên chức. Việc thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã tạo áp lực lớn về nhân lực và chống thất thoát viện phí – một số điều dưỡng được phân công những công việc không thuộc chuyên môn điều dưỡng đã đưa đến sự thiếu điều dưỡng chăm sóc người bệnh, ảnh hưởng phần nào đến giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh. Bên cạnh đó, yêu cầu của bệnh nhân khá cao, tạo áp lực lớn cho điều dưỡng tại bệnh viện. Mặt khác, để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh trong bệnh viện theo hướng dẫn của Thông tư 07/2011/TT-BYT người điều dưỡng phải tăng cường công tác giáo dục sức khỏe và chăm sóc tinh thần cho người bệnh. Vì vậy, việc đánh giá giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh là hết sức cần thiết [9], [10]. Câu hỏi đặt ra là: Ở Bệnh viện Hữu Nghị hiện nay thực trạng giao tiếp của điều dưỡng như thế nào? Nhu cầu cần đào tạo về kỹ năng giao tiếp cho điều dưỡng ra sao? Những giải pháp nào hợp lý để có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp cho điều dưỡng của bệnh viện? Để góp phần trả lời các câu hỏi này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng Bệnh viện Hữu Nghị năm 2019 và một số yếu tố liên quan”. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2019 qua ý kiến người bệnh. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến giao tiếp của của điều dưỡng với người bệnh tại bệnh viện Hữu nghị năm 2019. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi_VN |
dc.subject | Y tế công cộng | vi_VN |
dc.title | THỰC TRANG GIAO TIẾP CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
19THS1022.pdf Restricted Access | 1.24 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.