Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1547
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTRẦN NGỌC, ÁNH-
dc.contributor.authorDƯƠNG THỊ MAI, CHI-
dc.date.accessioned2021-11-13T08:24:02Z-
dc.date.available2021-11-13T08:24:02Z-
dc.date.issued2021-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1547-
dc.description.abstractTáo bón là vấn đề sức khỏe thường gặp, phức tạp và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ táo bón ước tính là 10-15% ở Bắc Mỹ. Theo một khảo sát ở châu Á, tỷ lệ táo bón mạn tính là 15-23% ở nữ giới và tỷ lệ táo bón chức năng là 9,2%1. Táo bón tác động đến 2-27% dân số ở các nước phương Tây. Tỷ lệ táo bón mạn tính trong cộng đồng là 11-18%2. Táo bón gồm táo bón nguyên phát hay táo bón chức năng và táo bón thứ phát. Có nhiều nguyên nhân gây táo bón thứ phát như rối loạn chuyển hóa, dùng thuốc, bệnh lý thần kinh và bệnh nguyên phát ở đại tràng3. Táo bón chức năng được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ROME IV 20164. Táo bón chức năng lại được phân loại thành đại tiện tắc nghẽn, chậm lưu thông đại tràng và lưu thông đại tràng bình thường. Chính vì hình thái rất đa dạng, do đó, triệu chứng táo bón không chỉ đơn thuẩn là giảm tần suất đại tiện (thường < 3 lần/ tuần) mà còn gồm hàng loạt các triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân như rặn gắng sức, phân cứng, cảm giác đại tiện không hết phân, kéo dài thời gian đại tiện … Các triệu chứng lâm sàng táo bón rất phong phú và có giá trị gợi ý nguyên nhân. Điều trị táo bón chủ yếu là điều trị bảo tồn như điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi lối sống và dùng thuốc nhuận tràng. Phục hồi chức năng và phẫu thuật được xem xét trong một số trường hợp. Thực tế lâm sàng có nhiều bệnh nhân táo bón chức năng không đáp ứng với điều trị bảo tồn. Các bệnh nhân này cần được đánh giá lâm sàng đầy đủ và làm các thăm dò cận lâm sàng cần thiết để tìm và giải quyết nguyên nhân. Chính vì vậy có nhiều thang điểm đã ra đời giúp đánh giá mức độ nặng của táo bón từ đó quyết định các thăm dò cận lâm sàng tiếp theo. Thang điểm Wexner gồm 8 câu hỏi lâm sàng đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng5. Sử dụng thang điểm Wexner giúp các bác sỹ lâm sàng đánh giá các triệu chứng táo bón một cách toàn diện và đánh giá mức độ nặng của táo bón. Thang điểm Wexner giúp các bác sỹ định hướng các thăm dò tiếp theo nhằm đánh giá rối loạn cấu trúc và chức năng đại trực tràng như chụp lưu thông đại tràng, đo áp lực hậu môn trực tràng, siêu âm hậu môn trực tràng và hình ảnh học tống phân. Trong đó, cộng hưởng từ tống phân là thăm dò ít xâm lấn, giúp phát hiện hầu hết các bất thường về cấu trúc và một số bất thường về chức năng ở bệnh nhân táo bón chức năng như sa trực tràng hình túi, lồng trực tràng và co thắt nghịch lý cơ mu- trực tràng. Các bất thường này thường ít đáp ứng với điều trị nội khoa, cần các phương pháp điều trị khác như phục hồi chức năng hoặc phẫu thuật. Do đó, cộng hưởng từ tống phân là một thăm dò có giá trị trong táo bón chức năng, giúp bệnh nhân có chẩn đoán và điều trị phù hợp, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Chúng tôi giả thuyết thang điểm Wexner có thể giúp các bác sỹ lâm sàng phân nhóm táo bón chức năng để tiến hành các thăm dò tiếp theo. Cộng hưởng từ tống phân nhằm tìm ra các bệnh nhân có sa trực tràng hình túi hoặc các bất thường cần can thiệp khác ngoài điều trị bảo tồn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với 2 mục tiêu chính sau đây: 1. Đánh giá sự thay đổi của thang điểm Wexner và một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân táo bón chức năng. 2. Đánh giá đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ tống phân ở bệnh nhân táo bón chức năng.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi_VN
dc.subjectNội - Tiêu hóavi_VN
dc.titleNGHIấN CỨU ỨNG DỤNG THANG ĐIỂM WEXNER VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ TỐNG PHÂN Ở BỆNH NHÂN TÁO BểN CHỨC NĂNGvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0354.pdf
  Restricted Access
1.91 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.