Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1541
Title: HIỆU QUẢ DIỆT HELICOBACTER PYLORI CỦA PHÁC ĐỒ BỐN THUỐC TRấN BỆNH NHÂN LOẫT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
Authors: NGUYỄN THỊ HỒNG, NHÂN
Advisor: Nguyễn Thị Việt, Hà
Keywords: Nhi - Tiêu hóa
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Loét dạ dày tá tràng ở trẻ em không phải là bệnh lý phổ biến nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng tạng rỗng dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm và đúng cách. Tần suất mắc bệnh thay đổi từ 50-150 trong 100000 dân1,2. Ở Việt Nam, theo kết quả từ một số nghiên cứu tần suất loét dạ dày tá tràng trên trẻ em được chỉ định nội soi dao động từ 7-15% 3,4. Helicobacter pylori (H. pylori) là một trong những tác nhân gây nhiễm khuẩn mạn tính phổ biến nhất trên thế giới với ước tính khoảng 50% dân số thế giới nhiễm loại vi khuẩn này5. Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển, Việt Nam có tỷ lệ lưu hành nhiễm H. pylori khá cao (74,6%)6,7. Nhiễm H. pylori thường được cho là yếu tố căn nguyên chính của viêm dạ dày và loét dạ dày tá tràng. Theo kết quả của một số nghiên cứu 77,4 đến 77,9% bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính có nhiễm H. pylori trong khi đó tỷ lệ này ở bệnh nhân loét hành tá tràng và loét dạ dày lần lượt là 95% và 75%8,9,10. Điều trị diệt trừ H. pylori có vai trò quan trọng trong phòng ngừa các biến chứng do H. pylori gây ra. Các phác đồ 3 thuốc kết hợp hai kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton mang lại hiệu quả diệt H. pylori lên tới 80% trong các nghiên cứu trên người lớn11. Sự kết hợp tương tự mang lại hiệu quả kém hơn trong các nghiên cứu trên trẻ em. Nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ lệ kháng kháng sinh cao, sự dung nạp thuốc và tuân thủ điều trị ở trẻ em kém hơn so với người lớn trong đó tình trạng kháng kháng sinh là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất6,10. Tỷ lệ H. pylori kháng metronidazole trong các nghiên cứu trên trẻ em dao động từ 15,8 đến 72% với tỷ lệ kháng thuốc cao nhất tại các quốc gia đang phát triển. Tỷ lệ kháng clarithromycin là 2-27,6% trong khi kháng amoxicillin gặp với tỷ lệ rất thấp13,14. Tại Việt Nam, phác đồ 3 thuốc mang lại hiệu quả diệt H. pylori là 62,1% (sử dụng metronidazole) và 54,7% (sử dụng clarithromycin) 15. Hiệu quả diệt H. pylori thấp trong các nghiên cứu trên trẻ em Việt Nam có thể do tình trạng kháng kháng sinh cao, 50,9% kháng clarithromycin, 65,3% kháng metronidazole trong khi tỷ lệ kháng amoxicilline là 0,5%16. Xuất phát từ vấn đề này, nghiên cứu thay đổi cách thức kết hợp thuốc nhằm cải thiện tỷ lệ diệt H. pylori là cần thiết đặc biệt ở các bệnh nhân có loét dạ dày tá tràng. Để cải thiện hiệu quả điều trị diệt H. pylori, phác đồ bốn thuốc có phối hợp bismuth được Hội tiêu hoá, Gan mật và Dinh dưỡng Châu Âu và Bắc Mỹ khuyến cáo cho các quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao10. Tại Việt Nam, phác đồ bốn thuốc có bismuth chưa được nghiên cứu nhiều trên trẻ em. Khoa Nhi tiêu hóa - dinh dưỡng, bệnh viện Xanh Pôn hàng năm điều trị cho khoảng trên 400 bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng trong đó có khoảng 15% trẻ bị loét dạ dày tá tràng. Trong bối cảnh hiện nay sự kháng thuốc ngày càng gia tăng, việc đánh giá hiệu quả của phác đồ đang sử dụng là cần thiết nhằm có những thay đổi cho phù hợp. Câu hỏi được đặt ra là hiệu quả điều trị lành ổ loét và diệt khuẩn cho bệnh nhi loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori bằng phác đồ bốn thuốc có bismuth trên trẻ em như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, đề tài “Hiệu quả diệt Helicobacter pylori của phác đồ bốn thuốc trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng” 1/ Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi của loét dạ dày tràng ở trẻ em. 2/ Nhận xét hiệu quả điều trị diệt Helicobacter pylori của phác đồ bốn thuốc trên bệnh lý loét dạ dày tá tràng ở trẻ em.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1541
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0348.pdf
  Restricted Access
2.5 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.