Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1532
Title: ĐặC ĐIểM LÂM SàNG TRầM CảM ở ĐốI TƯợNG GIáM ĐịNH PHáP Y TÂM THầN
Authors: LÂM VĂN, THÀNH
Advisor: Ngô Văn, Vinh
Keywords: Tâm thần
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Trầm cảm là một rối loạn thường gặp trong chuyên ngành tâm thần học. Trầm cảm biểu hiện bằng các triệu chứng đặc trưng như khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú, giảm năng lượng dễ mệt mỏi. Ngoài ra, các triệu chứng về nhận thức cũng khá phổ biến trong bệnh cảnh lâm sàng của trầm cảm như giảm sút tập trung chú ý, giảm sút lòng tự trọng và tự tin, có ý tưởng bị tội và không xứng đáng, bi quan về tương lai, có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) ước tính có khoảng 350 triệu người hiện mắc trầm cảm. Trầm cảm là nguyên nhân dẫn đến suy giảm các chức năng nghề nghiệp, xã hội và gây mất khả năng lao động [1]. Trầm cảm đang dần trở thành gánh nặng bệnh tật và ảnh hưởng đến nhiều người sinh sống ở tất cả các cộng đồng trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia năm 1999, tỷ lệ hiện mắc trầm cảm trong dân số là 8,35% [2]. Cho tới nay hiểu biết chung về bệnh trầm cảm còn hạn chế, khi có biểu hiện trầm cảm thường không phát hiện được hoặc phát hiện được nhưng tự tìm cách chữa bệnh cho mình bằng cải thiện cảm xúc với các thú vui trong xã hội, từ đó kéo theo hệ lụy xã hội vô cùng lớn. Từ việc không phát hiện được hoặc tự chữa cho mình bằng các thú vui làm bệnh trầm cảm ngày càng trầm trọng hơn, làm người có rối loạn trầm cảm phạm tội có chiều hướng ngày càng gia tăng trong xã hội, từ những vụ án đơn giản đến những vụ án phức tạp, đặc biệt có những vụ trọng án. Hành vi phạm tội bạo lực ở người bệnh trầm cảm cao hơn gấp 5 lần so với người không có bệnh [3]. Ngô Văn Vinh (2011) nghiên cứu 60 bệnh nhân động kinh vào giám định pháp y tâm thần cho thấy tỷ lệ có biểu hiện trầm cảm chiếm 20,46% [4]. Shaw J. và cs (2006) đánh giá các triệu chứng tại thời điểm gây án thấy rằng 5% người phạm tội bị loạn thần và 6% bị trầm cảm tại thời điểm gây án. Rối loạn cảm xúc loạn thần làm tăng nguy cơ bạo lực gấp 4 lần ở nữ giới và 2 lần ở nam giới [5]. 75% các trường hợp giết người rồi tự sát xảy ra ở người bị trầm cảm [6]. Người có rối loạn trầm cảm, có những hành vi vi phạm pháp luật từ đơn giản đến phức tạp, từ những vụ án đơn giản đến những vụ án phức tạp, có những vụ trọng án giết người, giết nhiều người buộc cơ quan pháp luật phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần để xác định năng lực hành vi của đối tượng giám định, trên cơ sở đó, cơ quan xét xử quyết định năng lực trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội của họ. Trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh nhân trầm cảm nhưng các nghiên cứu thực hiện ở các người bệnh trầm cảm phạm tội được giám định pháp y tâm thần còn rất hạn chế. Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở đối tượng giám định pháp y tâm thần” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở đối tượng giám định pháp y tâm thần. 2. Nhận xét một số đặc điểm hành vi phạm tội ở đối tượng trầm cảm giám định pháp y tâm thần.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1532
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0339.pdf
  Restricted Access
2.09 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.