Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1500
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG NỘI SỌ DO TAI TẠI BÊNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN 2019
Authors: HOÀNG XUÂN, HẢI
Advisor: Quách Thị, Cần
Keywords: Tai Mũi Họng
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Biến chứng nội sọ do tai gồm áp xe ngoài màng cứng, viêm tĩnh mạch bên, áp xe não, viêm màng não, áp xe dưới màng cứng, não úng thủy đây là các biến chứng kinh điển. Biến chứng nội sọ do tai có thể do viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em và do viêm tai giữa mạn tính thường gặp ở người lớn [1][2–5]. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là Pseudomonas, staphylococcus, proteus, cùng loại với vi khuẩn gây chảy tai [6]. Ở các nước công nghiệp phát triển, tỉ lệ biến chứng nội sọ (BCNS) do tai càng lúc càng ít đi do việc điều trị sớm bệnh lý viêm tai giữa (VTG) lúc mới khởi phát. Tuy nhiên nó vẫn còn khá thường gặp ở các nước đang phát triển. Ở nước ta hiện nay biến chứng nội sọ do tai gặp khoảng 15-20% các viêm tai giữa nguy hiểm. 70-90% do viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm đặc biệt khi có bệnh tích cholesteatoma [1] Trước khi có sulfamide và kháng sinh tỷ lệ tử vong do biến chứng nội sọ do tai là rất cao. Từ năm 1928 – 1933 tỷ lệ tử vong do biến chứng nội sọ do tai so với các nguyên nhân khác ở các bệnh viện lớn là 1/40. Từ khi Sulfamid (1935) và Pénicillin (1942) được sử dụng để điều trị viêm tai giữa cấp thì tỷ lệ tử vong đã giảm xuống rất nhiều [4] Trên thế giới vào thập kỷ 70 tử vong do biến chứng nội sọ do tai trong đó chỉ riêng áp xe não dao động trong khoảng 36-52% [7]. Năm 2000-2006 tại Hoa Kỳ là xấp xỉ 5% và Thái Lan là 10% [8]. Ở Việt Nam là 42% theo Phạm Khánh Hòa 1992. Tỷ lệ tử vong giảm xuống 13,5% trong những năm từ 2001- 2007. Các di chứng về thần kinh và tâm thần chiếm tỷ lệ 30 -55% ở những người được cứu sống, gây ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng sống của người bệnh [9], [10] Ngày nay, sự ra đời của các loại kháng sinh mới và mạnh cùng với sự lạm dụng kháng sinh biểu hiện lâm sàng đa hình thái và có nhiều thay đổi. Các hội chứng thường không xuất hiện cùng lúc, trong các hội chứng các triệu chứng lại không đầy đủ, xen kẽ và rời rạc nên việc chẩn đoán phức tạp hơn dễ bỏ sót. Khoảng mười năm trở lại đây chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị biến chứng nội sọ do tai trong thời kỳ sử dụng kháng sinh đa dạng và chưa đúng chỉ định như ngày nay, chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm hai mục đích sau: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng biến chứng nội sọ do tai tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương từ năm 2009-2019. 2. Đánh giá kết quả điều trị biến chứng nội sọ do tai.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1500
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0307.pdf
  Restricted Access
1.92 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.