Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1465
Title: SO SÁNH ẢNH HƯỞNG TRÊN THĂNG BẰNG KIỀM TOAN, ĐIỆN GIẢI MÁU CỦA DUNG DỊCH GELOFUSIN VÀ DUNG DỊCH GELOPLASMA TRONG VÀ SAU PHẪU THUẬT KHỚP HÁNG
Authors: TRẦN XUÂN, BÁCH
Advisor: GS.TS. Nguyễn Hữu, Tú
Keywords: Y học cổ truyền;8720102
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Truyền dịch trong và sau phẫu thuật nhằm mục đích đảm bảo đủ thể tích tuần hoàn hiệu dụng, đủ tưới máu và oxy cung cấp cho các mô, để duy trì cân bằng nội môi, khi cơ thể không thể cung cấp qua đường uống bình thường. Trong phẫu thuật có mất nhiều máu, truyền dịch giúp đảm bảo tưới máu tạng, đem lại sự phục hồi các tổn thương và phục hồi vết mổ sau phẫu thuật1,2. Phẫu thuật mất nhiều máu và càng cần truyền nhiều dịch thì nguy cơ rối loạn kiềm toan, điện giải máu sau phẫu thuật càng cao3. Vì vậy, lựa chọn loại dịch truyền cho bệnh nhân trong phẫu thuật nói chung và các phẫu thuật có mất nhiều máu vẫn còn là vấn đề thời sự 4,5. Các dung dịch thay thế thể tích tuần hoàn gồm dịch tinh thể và dịch keo, máu và chế phẩm máu... Dịch tinh thể có trọng lượng phân tử thấp phân bố vào khoảng kẽ nhiều, thời gian lưu giữ trong lòng mạch ngắn thích hợp cho bù dịch giai đoạn đầu hoặc thiếu dịch khoảng kẽ6,7. Dung dịch tinh thể do không có áp lực keo nên khi sử dụng kéo dài dễ gây phù nề mô kẽ cho bệnh nhân8,9. Sử dụng dung dịch keo mang lại nhiều lợi ích khi cần truyền một lượng dịch nhiều, như: tăng khối lượng tuần hoàn hữu dụng, giảm lượng dịch cần truyền, tăng tái phân bố vi tuần hoàn, giảm sự phù nề mô kẽ hơn truyền dịch tinh thể…10 Dung dịch keo tổng hợp được sử dụng trên lâm sàng gồm dung dịch HES và dung dịch Gelatin11. Nhiều báo cáo về ảnh hưởng lên rối loạn đông máu, và làm nặng hơn tổn thương thận nên dung dịch HES đã bị loại bỏ dần trong sử dụng thường qui tại bệnh viện và hiện nay chỉ còn thế hệ dung dịch HES thứ 3 được sử dụng12,13. Dung dịch gelatin ngày càng phổ biến và đem lại những lợi ích như bù được thể tích tuần hoàn tương đối lớn, giá thành rẻ, ít tác động lên chức năng thận, không có giới hạn trên về thể tích dịch có thể truyền như với HES hay Dextrans10,14. Dung dịch Gelofusin có thành phần điện giải gồm natri, clorid đã được đưa vào Việt Nam từ lâu. Geloplasma là dung dịch được chứa các chất điện giải (natri, kali và magie) ở gần giống với huyết tương và các thành phần đệm (lactat), ngoài ra còn có thành phần clorid ít hơn, nên về lý thuyết sẽ ít gây rối loạn thăng bằng kiềm toan và điện giải máu11,14. Ở Việt Nam, dung dịch keo Gelofusin đã được đưa vào sử dụng tại nhiều cơ sở y tế, Geloplasma thì mới có mặt trên thị trường và mới được đưa vào sử dụng tại một số cơ sở y tế lớn. Dù được sử dụng trên thực tiễn đã lâu nhưng chưa có nghiên cứu nào so sánh tác dụng của 2 loại dung dịch trên lên các thay đổi toan kiềm và điện giải của bệnh nhân trong và sau quá trình phẫu thuật. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh ảnh hưởng trên thăng bằng kiềm toan, điện giải máu của dung dịch Gelofusin và dung dịch Geloplasma trong và sau phẫu thuật khớp háng” với 2 mục tiêu nghiên cứu sau đây: 1. So sánh ảnh hưởng trên thăng bằng kiềm toan của dung dịch Gelofusin và dung dịch Geloplasma trong và sau phẫu thuật khớp háng. 2. So sánh ảnh hưởng trên điện giải máu của dung dịch Gelofusin và dung dịch Geloplasma trong và sau phẫu thuật khớp háng.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1465
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0306.pdf
  Restricted Access
1.55 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.