Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1460
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN TRẺ EM BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI CÓ SỬ DỤNG KIM ENDONEEDLE TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Authors: NGUYỄN THANH, SƠN
Advisor: TS. Phạm Duy, Hiền
Keywords: Ngoại khoa;8720123
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng trong ổ phúc mạc đi ra ngoài qua điểm yếu của thành sau ống bẹn xuống bìu (hoặc môi lớn ở nữ). Thoát vị bẹn ở trẻ em thường gặp là do bẩm sinh (do tồn tại ống phúc tinh mạc) và khác với thoát vị bẹn ở người lớn thường gặp là do mắc phải (do yếu cân cơ thành bụng)1. Phẫu thuật thoát vị bẹn là phẫu thuật được thực hiện thường xuyên nhất ở trẻ em với tỷ lệ khoảng 0,8% đến 4,4%2. Trẻ em bị thoát vị bẹn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Thoát vị bẹn ở trẻ em cần phải được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật sớm nhằm giảm thiểu các biến chứng thường gặp như nghẹt, tắc ruột, viêm phúc mạc. Việc chẩn đoán thường dễ dàng và phẫu thuật nhìn chung cũng ít xảy ra biến chứng3. Tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng tái phát ở thời thanh thiếu niên nhưng với nguy cơ thấp, nguy cơ phải phẫu thuật lại là 8,4% và đau mạn tính là 3%4. Đặc điểm lâm sàng của thoát vị bẹn thường có điểm chung là có khối phồng ở vùng bẹn. Lần đầu tiên xuất hiện khối thoát vị bẹn thường khó phát hiện nên rất dễ bị nghẹt đặc biệt ở trẻ < 2 tháng tuổi. Các triệu chứng như nôn, bí trung đại tiện, chướng bụng, quấy khóc thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn hay thoát vị nghẹt. Khối thoát vị thường có xu hướng xảy ra ở bên phải hơn bên trái3. Đối với trẻ em có nhiều yếu tố thuận lợi để thoát vị bẹn xuất hiện như trẻ thường khóc, chạy nhảy và ho với tỷ lệ tương ứng 24,4%, 12,3% và 30,7%5. Điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em bằng phẫu thuật là phương pháp hiệu quả, với nhiều kỹ thuật mổ đã được đề xuất. Vấn đề chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp thoát vị bẹn ở trẻ em còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chọn lứa tuổi nào để phẫu thuật, kỹ thuật mổ nào để có kết quả tốt, phù hợp với sinh lý, giải phẫu ở trẻ em, an toàn, tỷ lệ tái phát thấp và và có thể áp dụng rộng rãi ở các cơ sở ngoại khoa. Kinh điển điều trị thoat vị bẹn bằng phẫu thuật mở. Phẫu thuật nội soi ra đời đem lại nhiều hiệu quả hơn so với mổ mở truyền thống. Phẫu thuật nội soi có sử dụng kim tự tạo khâu kín cổ bao thoát vị bẹn đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập và công bố, tuy nhiên việc sử dụng kim tự tạo điều trị thoát vị bẹn vẫn là một vấn đề tranh cãi trên thế giới. Tại bệnh viện Nhi Trung Ương hiện nay, phẫu thuật nội soi có sử dụng kim endoneedle khâu trong, thắt ống phúc tinh mạc đang được áp dụng để điều trị thoát vị bẹn. Bằng cách thắt chặt hoàn toàn ống phúc tinh mạc tránh làm tổn thương ống dẫn tinh và bó mạch thừng tinh đồng thời kiểm tra bên đối diện có bị thoát vị không cùng trong một cuộc phẫu thuật, kỹ thuật này tỏ ra khá ưu việt bởi thời gian phẫu thuật ngắn, tỷ lệ tái phát thấp và tính thẩm mỹ cao. Nhằm mục tiêu đánh giá cụ thể hiệu quả của phương pháp này, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn trẻ em bằng phẫu thuật nội soi có sử dụng kim endoneedle tại bệnh viện Nhi Trung Ương” nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhi thoát vị bẹn được phẫu thuật nội soi có sử dụng kim endoneedle tại Bệnh viện Nhi trung ương. 2. Đánh giá kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng phẫu thuật nội soi có sử dụng kim endoneedle trong điều trị thoát vị bẹn trẻ em tại Bệnh viện Nhi trung ương.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1460
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0303.pdf
  Restricted Access
2.12 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.