Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1412
Title: ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG THỤT HẬU MÔN CỦA BÀI CÁT CĂN HOÀNG CẦM HOÀNG LIÊN THANG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM TRỰC TRÀNG CHẢY MÁU SAU XẠ TRỊ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Authors: NGUYỄN THỊ NGỌC, LINH
Advisor: NGUYỄN THỊ THU, HÀ
Keywords: Y học cổ truyền
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Hiện nay, bệnh ung thư cũng như ung thư cổ tử cung đang là một trong những vấn đề được thế giới quan tâm. Theo số liệu của Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) năm 2012, ung thư cổ tử cung chiếm khoảng 7,9% trong tổng số các trường hợp ung thư mới chẩn đoán và 7,5% tổng số tử vong do ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới 1. Tuổi mắc bệnh trung bình từ 48 – 52 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư khác nhau theo địa lý, khoảng 85% số trường hợp mắc bệnh là ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ cao nhất là ở các nước thuộc châu Mỹ Latinh, các nước Đông Nam Á và châu Phi 2. Tại Việt Nam, năm 2010, tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 13,6/100000 dân nhưng tỷ lệ này khác nhau tùy từng vùng. Ở miền Bắc trong đó có Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, tỷ lệ mới mắc ung thư cổ tử cung có xu hướng tăng. Ở phía Nam, tỷ lệ mới mắc bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng giảm 2. Hiện nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều phương pháp góp phần chẩn đoán bệnh sớm đã ra đời như: làm phiến đồ âm đạo, cổ tử cung; soi và sinh thiết cổ tử cung để chẩn đoán giải phẫu bệnh 1,2,3. Phương pháp điều trị KCTC cũng ngày càng được hoàn thiện từ điều trị đơn phương thức đến điều trị đa phương thức, tuy nhiên phương pháp điều trị chủ yếu cho KCTC là phẫu thuật và xạ trị. Điều trị bằng tia xạ có ưu điểm là tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng bên cạnh đó tia xạ cũng tiêu diệt cả tế bào lành. Do vậy sau khi chiếu tia xạ, các cơ quan lân cận với vùng tia xạ thường bị tổn thương ở nhiều mức độ khác nhau. Biến chứng sau xạ trị KCTC thường gặp ở hệ tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đại tiện ra máu…), hệ tiết niệu (tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu...), hệ tạo máu (giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), hệ xương (gãy xương)… 4,5,6. Biến chứng viêm trực tràng chảy máu (VTTCM) sau xạ KCTC có thể xảy ra từ sau vài ngày, vài tuần đến vài tháng sau chiếu tia xạ, thường xuất hiện trong vòng hai năm đầu sau xạ trị. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ VTTCM chiếm khoảng 2 – 20% các bệnh nhân điều trị tia xạ 1,7. Theo Ngô Thị Tính (2005), có 7/234 bệnh nhân (3%) bệnh nhân được theo dõi mắc VTTCM sau khoảng 6 tháng điều trị tia xạ 8; theo Vũ Thị Thanh (2018), có 6,5% bệnh nhân mắc VTTCM sau xạ KCTC 9. Viêm trực tràng chảy máu là một biến chứng thường gặp sau tia xạ KCTC, làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm sút sức khỏe của bệnh nhân nhanh chóng và có thể gây tử vong cho bệnh nhân do mất máu quá nhiều. Hiện nay, Y học hiện đại có một số phương pháp điều trị viêm trực tràng chảy máu sau xạ KCTC như truyền máu, dùng corticoid để chống viêm, điều trị bằng formalin, liệu pháp oxy liều cao… Trong kho tàng thuốc Y học cổ truyền Việt Nam có nhiều bài thuốc cũng như vị thuốc làm hạn chế các tác dụng phụ của tia xạ. Một số nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy điều trị bệnh VTTCM bằng phương pháp thụt hậu môn từ các bài thuốc cổ phương với tác dụng thanh nhiệt trừ thấp đã thu được kết quả khả quan. Trên lâm sàng, với tác dụng giải cơ thấu biểu, thanh thấp nhiệt, bài thuốc Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang đã được ứng dụng thụt hậu môn điều trị bệnh VTTCM và đạt hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu để đánh giá về phương pháp này nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng thụt hậu môn của bài Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang điều trị bệnh nhân viêm trực tràng chảy máu sau xạ trị KCTC. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1412
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0270.pdf
  Restricted Access
2.12 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.