Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1411
Title: | NGHIÊN CỨU KHÁNG KHÁNG SINH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI DỰA TRÊN KHÁNG SINH ĐỒ |
Authors: | NGUYỄN THỊ, CHI |
Advisor: | TRẦN NGỌC, ÁNH |
Keywords: | Nội tiêu hóa |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Nhiễm Helicobacter pylori là một trong những nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới. Theo tổ chức y tế thế giới, hơn 50% dân số các nước phát triển và hơn 70% dân số các nước đang phát triển nhiễm Helicobacter pylori1. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Vương Tuyết Mai và cộng sự năm 2001 trên 528 người khỏe mạnh, tỉ lệ nhiễm Helicobacter pylori qua xét nghiệm huyết thanh là 75,2%, ở trẻ nhỏ thấp hơn người lớn, có thể gặp cả ở trẻ 1-2 tuổi và khác nhau giữa các địa phương 2. Kể từ khi được phát hiện năm 1982 bởi hai nhà bác học Robin Warren và Bary Marshall, vai trò của Helicobacter pylori trong các bệnh lý tiêu hóa trên đã được chứng minh qua vài thập kỷ 3. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh Helicobacter pylori gây ra loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày type B, ung thư dạ dày, MALT – mucosa associated lymphoid tissue 4,5. Theo trung tâm kiểm soát và phòng bệnh CDC (Centers for disease control and prevention) hơn 90% bệnh nhân loét tá tràng và hơn 80% bệnh nhân loét dạ dày nhiễm Helicobacter pylori. Vì vậy, tiệt trừ Helicobacter pylori là một trong những mục tiêu hàng đầu trong điều trị các bệnh lý này. Tuy nhiên với sự tăng đột biến tình trạng kháng kháng sinh trong những thập kỷ gần đây, việc điều trị Helicobacter pylori gặp nhiều khó khăn 6,7. Trong lĩnh vực tiêu hóa, đồng thuận Masstricht là một trong những đồng thuận được áp dụng phổ biến nhất trong lựa chọn phác đồ tiệt trừ Helicobacter pylori. Theo đồng thuận này, lựa chọn phác đồ tiệt trừ Helicobacter pylori lần đầu sẽ căn cứ vào tỉ lệ kháng clarithromycin theo khu vực để quyết định chọn phác đồ ba thuốc chuẩn hay các phác đồ bốn thuốc. Cũng theo đồng thuận này, ở các nước đang phát triển có tỉ lệ kháng clarithromycin cao, có thể cân nhắc làm kháng sinh đồ của Helicobacter pylori trước khi quyết định có lựa chọn clarithromycin trong các phác đồ điều trị hay không 8. Kháng kháng sinh đang là một vấn đề lớn trong lĩnh vực y dược học không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới do việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, không đúng chỉ định, không đủ liều. Tại nước Ý, tỉ lệ Helicobacter pylori kháng clarithromycin năm 1999 là 1,8% thì đến năm 2004-2006 tỉ lệ này tăng lên 19,1%; kháng metronidazole tăng từ 14,9% lên 22,9% 9,10. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Thanh Bình năm 2013 11 tỉ lệ kháng clarithromycin của Helicobacter pylori là 33% thì đến năm 2018 theo nghiên cứu của Đặng Ngọc Quý Huệ tỉ lệ này là 72,5% 12. Chính vì tình trạng đó, việc tiệt trừ Helicobacter pylori ở Việt Nam khó khăn hơn các nước phát triển. Năm 2013 Việt Nam có hướng dẫn của hội tiêu hoá về lựa chọn phác đồ tiệt trừ Helicobacter pylori, tuy nhiên việc lựa chọn phác đồ điều trị hiện nay còn dựa theo kinh nghiệm của từng bác sĩ mà chưa được cập nhật theo tình hình kháng kháng sinh hiện tại của vi khuẩn này. Nước ta bước đầu đã có một số nghiên cứu đánh giá về tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Helicobacter pylori, tuy nhiên số lượng nghiên cứu tại khu vực phía Bắc còn hạn chế 12,13,14. Với mong muốn lựa chọn phác đồ hiệu quả nhất trong tiệt trừ vi khuẩn dựa trên tình hình kháng kháng sinh của Helicobacter pylori ở Việt Nam chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu kháng kháng sinh và đánh giá hiệu quả tiệt trừ Helicobacter pylori dựa trên kháng sinh đồ” nhằm các mục tiêu sau. 1. Nhận xét kháng kháng sinh của Helicobater pylori tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2017 - 2020. 2. Đánh giá hiệu quả tiệt trừ Helicobacter pylori dựa trên kháng sinh đồ ở bệnh nhân đã thất bại với điều trị tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2017 - 2020. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1411 |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21CKII0269.pdf Restricted Access | 2.27 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.