Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1410
Title: PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN KHÁNG THUỐC NUCLEOSIDE ANALOGS CỦA HBV TRấN BỆNH NHÂN VIấM GAN B MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2017-2018
Authors: LÊ THỊ, NGÂN
Advisor: VŨ THỊ TƯỜNG, VÂN
PHÙNG THỊ BÍCH, THỦY
Keywords: VI SINH Y HỌC
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư gan và là bệnh có tỷ lệ tử vong cao thứ 10 trên thế giới [1]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 257 triệu người nhiễm virus viêm gan B. Ước tính năm 2015, các biến chứng của viêm gan virus B là nguyên nhân gây ra 887.000 ca tử vong trên toàn thế giới, trong đó chủ yếu là do xơ gan và ung thư gan [2]. Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao với tỷ lệ người mang HBsAg trong cộng đồng dân chúng là từ 15% - 26% trong đó có khoảng 8 – 10% chuyển thành viêm gan B mạn tính [3, 4]. Ở những bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính, các thuốc điều trị giúp làm chậm quá trình dẫn đến xơ gan, giảm tỷ lệ ung thư gan và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh [2]. Hiện nay, nhóm thuốc bổ trợ miễn dịch (Interferon-⍺ (IFN-⍺) hoặc PEGylated Inteferon) và nhóm thuốc đồng phân nucleot(s)ide (NAs), gồm 5 loại: Lamivudine (LMV), Telbivudine (LdT), Adefovir dipivoxil (ADV), Tenofovir disoproxil (TDF), và Entecavir (ETV) được đồng thuận đưa vào điều trị viêm gan B mạn tính ở hầu hết các vùng trên thế giới [5, 6]. So sánh giữa 2 nhóm thuốc nói trên, nhóm thuốc bổ trợ miễn dịch có tỷ lệ đáp ứng thấp hơn, giới hạn về thời gian điều trị, và có nhiều tác dụng phụ hơn so với nhóm thuốc NAs [7]. Trong khi đó, nhóm thuốc NAs mặc dù có tỷ lệ đáp ứng cao hơn, lại có hiệu quả giảm dần theo thời gian do tính kháng thuốc của virus viêm gan B (HBV). Sự kháng thuốc của HBV phát sinh do một số đột biến trong vùng gen mã hóa enzyme phiên mã ngược (rt, là đích tấn công của thuốc NAs) làm thay đổi cấu trúc của polymerase, do đó ngăn cản sự kết hợp của NAs vào DNA của virus [8]. Do việc sử dụng thuốc NAs đóng vai trò như tác nhân chọn lọc với các chủng virus có khả năng kháng thuốc, dẫn đến khả năng kháng thuốc của quần thể virus tăng nhanh và tương ứng với thời gian sử dụng thuốc. Bởi vậy, xác định sớm xu hướng kháng thuốc trước và trong quá trình điều trị viêm gan B là một trong những yếu tố quyết định tới hiệu quả của toàn bộ quá trình điều trị. Hiện nay, nhiều kỹ thuật đã được ứng dụng trong nghiên cứu xác định đột biến trên nhiều lĩnh vực khác nhau như ung thư học, di truyền học và truyền nhiễm… Trong đó, kỹ thuật đồng khuyếch đại ở nhiệt độ biến tính thấp hơn (Coamplification – COLD-PCR) lần đầu tiên được báo cáo bởi Li và cộng sự trong năm 2008 [9, 64], như là một phương pháp PCR cải tiến để cải thiện độ nhạy của giải trình tự Sanger. Trên thế giới, kỹ thuật COLD-PCR đã được sử dụng rộng rãi để phát hiện đột biến gen liên quan đến ung thư. Quing Wang và cộng sự [65] năm 2012 cũng đã sử dụng kỹ thuật Real-time PCR TaqMan LNA – một kỹ thuật có phạm vi tuyến tính rộng hơn, độ nhạy, độ ổn định và hiệu quả khuếch đại cao hơn và nồng độ đầu dò thấp hơn đầu dò TaqMan – trong ứng dụng đo tải lượng HBV. Tuy nhiên, việc ứng dụng các kỹ thuật này để phát hiện đột biến gen HBV vẫn còn hạn chế, đặc biệt chưa được ứng dụng ở Việt Nam. Do đó, chúng tôi đề xuất nghiên cứu: "Phát hiện đột biến kháng thuốc Nucleoside Analogs của HBV trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính tại bệnh viện Bạch Mai năm 2017-2018" với hai mục tiêu sau: 1. Xác định đột biến kháng thuốc nhóm Nucleoside Analogs bằng kỹ thuật real-time COLD-PCR Taqman Locked Nucleic Acid và giải trình tự Sanger của HBV. 2. Mô tả mối liên quan giữa đột biến kháng thuốc nhóm Nucleoside Analogs với một số dấu ấn sinh học của HBV.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1410
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0268.pdf
  Restricted Access
2.62 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.