Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1395
Title: | THỰC TRẠNG TÔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SƠ SINH VÀ MỘT SỐ KHÓ KHĂN THÁCH THỨC, RÀO CẢN TẠI HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA NĂM 2020 |
Authors: | LÊ XUÂN, TRUNG |
Advisor: | Nguyễn Đăng, Vững |
Keywords: | Quản lý Y tế |
Issue Date: | 2021 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Abstract: | Theo đánh giá của Liên hợp quốc trong năm 2015, Việt Nam là một trong những quốc gia đã đạt chỉ số giảm tử vong trẻ dưới 1 tuổi của Mục tiêu Thiên niên kỷ, trong đó tử vong sơ sinh đóng góp quan trọng vào chỉ tiêu này. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi đã giảm đáng kể từ 58/1000 năm 1990 xuống còn 12/1000 trẻ sinh ra sống năm 20141. Tuy nhiên để duy trì thành quả đó, Việt Nam cũng phải vượt qua 2 thách thức lớn, đó là còn tồn tại sự khác biệt về sức khoẻ trẻ em giữa các vùng miền và tỷ lệ tử vong sơ sinh cao, đặc biệt là trong tuần đầu sau đẻ. Chăm sóc sơ sinh đã được Bộ Y tế quan tâm đặc biệt trong thập kỷ qua, tuy nhiên mức độ giảm tử vong trẻ sơ sinh vẫn còn chậm hơn nhiều so với tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Theo báo cáo của Vụ Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em năm 2014, tỷ lệ tử vong sơ sinh đang chiếm khoảng 60% số tử vong trẻ dưới 5 tuổi và hơn 70% tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Vì vậy các can thiệp giảm tử vong sơ sinh vẫn cần được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu trong các can thiệp về cứu sống trẻ em2. Nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh là đẻ non, nhiễm khuẩn và ngạt đều là các nguyên nhân có thể phòng tránh được. Tiếp cận chăm sóc liên tục từ gia đình, cộng đồng đến cơ sở y tế với các can thiệp như tiêm vắc xin phòng uốn ván, thực hiện cuộc đẻ an toàn, hồi sức sơ sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống viêm phổi sơ sinh v.v.. đã được chứng minh là có thể giảm tới 75% tỷ lệ tử vong sơ sinh3,4,5. Vì thế Tổ chúc Y tế Thế giới (WHO) đang kêu gọi tiến hành thêm nhiều nghiên cứu nhằm cung cấp các bằng chứng rõ rệt hơn về hiệu quả của can thiệp giảm tử vong sơ sinh cũng như duy trì tính hiệu quả bền vững của các mô hình can thiệp, đặc biệt cho các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi chiếm tới 98% số tử vong sơ sinh trên toàn thế giới6. Tại Việt Nam, một nghiên cứu tiến hành trên 60 CBYT ở 3 bệnh viện huyện, 60 CBYT ở 32 xã cho thấy chỉ có 50% CBYT liệt kê được những nội dung về chăm sóc sơ sinh. Đặc biệt, chỉ có 20% CBYT huyện kể được các bước CSSS như chăm sóc mắt, cân trẻ, tiêm Vitamin K1, tiêm phòng lao và viêm gan . Triệu Sơn là một huyện trung du của tỉnh Thanh Hoá, từ năm 2016 Bệnh viện Đa khoa huyện đã thành lập và đưa vào hoạt động đơn nguyên sơ sinh cũng như 36/36 xã của huyện đã được tập huấn chương trình chăm sóc sơ sinh thiết yếu8,9. Câu hỏi được đặt ra là thực trạng hoạt động chăm sóc sơ sinh tại tuyến y tế cơ sở ra sao, hiệu quả của các đơn nguyên sơ sinh tại tuyến xã như thế nào, yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc sơ sinh tại tuyến này: “Thực trạng tổ chức, hoạt động và một số khó khăn, thách thức, rào cản chăm sóc sơ sinh tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2020” với các mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng tổ chức và hoạt động chăm sóc sơ sinh tại tuyến y tế cơ sở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2020. 2. Mô tả những khó khăn, thách thức trong tổ chức và hoạt động chăm sóc sơ sinh tuyến cơ sở tại huyện Triệu Sơn năm 2020 và đề xuất một số giải pháp |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1395 |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
21CKII0253.pdf Restricted Access | 1.88 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.