Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1391
Title: KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI VÀ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS KHI TRIỂN KHAI MÔ HÌNH CDC TẠI 6 TỈNH VIỆT NAM NĂM 2018
Authors: ĐOÀN THỊ NGỌC, HÀ
Advisor: PGS.TS. Nguyễn Văn, Huy
Keywords: Y học Dự phòng;8720163
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Trong nhiều năm qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS đã và đang được Chính phủ luôn luôn quan tâm lãnh đạo chỉ đạo tích cực triển khai, tổ chức thực hiện. Ngày 30/11/2005 Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Chỉ thị số 54/2005/CT-TW của về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống AIDS trong tình hình mới” [5]. Chỉ thị nêu rõ “Quyết không để HIV/AIDS phát triển tràn lan thành thành đại dịch ở nước ta trong thời gian tới” và yêu cầu “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác PC HIV/AIDS từ trung ương đến địa phương”. Các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý cho thành công của chương trình phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam. Quyết định số 608/QĐ-TTg của Chính phủ năm 2012 khẳng định: “Phòng, chống HIV/AIDS phải được coi là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài…” [1]. Hiện nay, một trong những thay đổi về hệ thống y tế có tác động đến công tác phòng chống HIV/AIDS, đó là Bộ Y tế đã ban hành các văn bản, chính sách bổ sung để cụ thể hóa việc triển khai Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh (CDC tỉnh). Ngày 11/12/2015, Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV, hướng dẫn các tỉnh thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ở tuyến tỉnh trên cơ sở sáp nhập các trung tâm có cùng chức năng thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, trong đó có Trung tâm phòng chống HIV/AIDS [4]. Thông tư số 26/2017/TT-BYT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ trình tỉnh Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và thời gian thành lập CDC tôn trọng việc tái cơ cấu rộng hơn và lộ trình chi tiết của hệ thống y tế Việt Nam, với thời gian hội nhập vào ngày 1 tháng 1 năm 2021 [5]. Sự thay đổi này mang tính đột phá trong tổ chức hệ thống y tế dự phòng (YTDP), tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phòng chống HIV/AIDS, từ việc là một trung tâm trở thành một khoa của CDC tuyến tỉnh. Thêm vào đó, trong bối cảnh hiện nay, sự hỗ trợ của quốc tế giảm đi khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình lại càng đặt ra thách thức đối với ngành y tế của Việt Nam trong việc duy trì hiệu quả hoạt động phòng chống HIV [5]. Mặc dù, đã có một số nghiên cứu trước đây về phòng, chống HIV/AIDS nhưng từ khi triển khai mô hình CDC tuyến tỉnh, cũng chưa có nghiên cứu cụ thể nào được báo cáo. Các câu hỏi được đặt ra là công tác phòng chống HIV/AIDS hiện nay gặp những khó khăn và thuận lợi gì sau khi sáp nhập CDC tỉnh? Đồng thời, đâu là giải pháp phù hợp để khắc phục những khó khăn của công tác phòng chống HIV/AIDS sau sáp nhập? Để có những nhận định đúng hơn về công tác phòng chống HIV/AIDS trong mô hình mới và định hướng tổ chức và phát triển hoạt động phòng chống HIV/AIDS tốt hơn, nghiên cứu “Khó khăn, thuận lợi và giải pháp trong công tác phòng chống HIV/AIDS sau khi triển khai mô hình CDC tại 6 tỉnh Việt Nam năm 2018” được tiến hành nhằm các mục tiêu sau: 1. Mô tả một số khó khăn và thuận lợi trong công tác phòng, chống HIV/AIDS sau khi triển khai mô hình CDC tại 6 tỉnh Việt Nam năm 2018. 2. Phân tích một số giải pháp khắc phục khó khăn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS sau khi triển khai mô hình CDC tại 6 tỉnh nêu trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1391
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0289.pdf
  Restricted Access
1.71 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.