Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1383
Title: KếT QUả PHẫU THUậT ĐIềU TRị TEO RUộT NON BẩM SINH TạI BệNH VIệN hữu nghị VIệT ĐứC GIAI ĐOạN 2017-2020
Authors: CHU MINH, PHÚC
Advisor: TS. Nguyễn Việt, Hoa
Keywords: Ngoại khoa;8720104
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Teo ruột non bẩm sinh được định nghĩa là sự bít tắc hoàn toàn lòng ruột non (từ góc Treitz đến góc hồi-manh tràng), là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh, là một bệnh lý ngoại khoa thường gặp trong phẫu thuật sơ sinh.1 Teo ruột non bẩm sinh có thể gặp với tỉ lệ 1 trên 5000 đến 1 trên 14000 trẻ sinh sống. Với sự tiến bộ của gây mê hồi sức sơ sinh, kỹ thuật mổ, việc chẩn đoán trước sinh và nuôi dưỡng tĩnh mạch, tỉ lệ sống của bệnh đã được cải thiện đáng kể, từ 64% vào năm 1976, đến gần 90% trong những năm gần đây.2 Ở Việt Nam, tỉ lệ tử vong và biến chứng của các bệnh nhi teo ruột non bẩm sinh cũng đã giảm xuống đáng kể, từ mức gần 80% bệnh nhi tử vong vào những năm 1960 – 1970 theo tác giả Nguyễn Văn Đức, xuống còn 7,7% theo tác giả Phạm Duy Hiền (2011) và Vũ Hồng Tuân (2013).3,4 Việc chẩn đoán teo ruột non bẩm sinh dựa vào các biểu hiện lâm sàng với các triệu chứng của hội chứng tắc ruột sơ sinh và hình ảnh mức nước-hơi trên phim chụp X-quang bụng thẳng không chuẩn bị. Ngày nay, với tiến bộ của chẩn đoán trước sinh, tắc ruột sơ sinh ngày càng được phát hiện sớm hơn do siêu âm trước sinh đã được thực hiện thường quy để theo dõi thai nhi và sàng lọc các dị tật bẩm sinh với độ chính xác cao. Điều này rất quan trọng vì nhờ có chẩn đoán trước sinh, ngay sau sinh trẻ được đặt ống thông dạ dày, truyền dịch và điều trị phẫu thuật kịp thời, góp phần làm giảm tỉ lệ biến chứng và tử vong cho trẻ. Mục đích của việc điều trị phẫu thuật teo ruột là nhằm loại bỏ phần ruột mất chức năng và tái lập lại lưu thông của ruột một cách sinh lý nhất. Do ứ đọng, thường đoạn ruột trên chỗ teo giãn to, khẩu kính giữa đoạn trên và đoạn dưới chỗ teo chênh nhau ít nhất 4 lần.5,6 Vì vậy, các kỹ thuật nối ruột bên-bên và sau này là các kỹ thuật nối ruột tận-chéo, tận-bên hoặc tận-tận có tạo hình làm nhỏ bớt đầu trên (tapering enteropasty) ra đời để giải quyết vấn đề này. Để miệng nối hoạt động tốt sau mổ, tránh ứ đọng dịch tiêu hóa cần cắt bỏ hoàn toàn đoạn ruột mất chức năng. Tuy nhiên, nếu cắt ruột quá rộng rãi bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị hội chứng ruột ngắn, những trường hợp teo ruột gần góc hồi-manh tràng nếu cắt bỏ van Bauhin có thể gây rối loạn hấp thu.7 Ở Việt Nam nói chung và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu về bệnh. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, về chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật mổ cũng như hồi sức sơ sinh đều có những bước tiến lớn, cải thiện đáng kể kết quả điều trị và tiên lượng bệnh. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Kết quả phẫu thuật điều trị teo ruột non bẩm sinh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2017 - 2020” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán trước sinh của teo ruột non bẩm sinh. 2. Kết quả phẫu thuật điều trị teo ruột non bẩm sinh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 8 năm 2020.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1383
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0284.pdf
  Restricted Access
2.06 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.