Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1364
Title: NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTIDE TNF-α (-308) GA VỚI BỆNH BỤI PHỔI SILIC
Authors: ĐÀO XUÂN, ĐẠT
Advisor: PGS.TS. Trần Huy, Thịnh
Keywords: Hóa sinh;8720101
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Bệnh bụi phổi silic là bệnh xơ hóa phổi tiến triển, không hồi phục gây ra bởi sự hít phải các tinh thể bụi silic tự do hoặc silic dioxite trong môi trường làm việc, bệnh vẫn tiếp tục tiến triển dù không còn phơi nhiễm với bụi silic nữa.1 Phơi nhiễm với bụi silic có thể xảy ra ở nhiều ngành nghề khác nhau.2 Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh bụi phổi silic, các can thiệp chủ yếu nhằm làm giảm tốc độ tiến triển của bệnh và kiểm soát triệu chứng bệnh. Bệnh nhân bệnh bụi phổi silic ở giai đoạn cuối thường tử vong do suy hô hấp.2 Bệnh bụi phổi silic có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và đã trở thành vấn đề sức khỏe nghề nghiệp toàn cầu đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tại Trung Quốc, bệnh bụi phổi silic là bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất với 500.000 người được phát hiện từ năm 1991 đến năm 1995 .Tỷ lệ mắc mới ngày càng tăng, có 24206 trường hợp bệnh bụi phổi silic mắc mới được chẩn đoán vào năm 2012, chiếm khoảng 88,28% tổng số trường hợp bệnh nghề nghiệp được báo cáo. 2,3Thiệt hại kinh tế mà bệnh bụi phổi silic tác động trực tiếp là 8 tỷ nhân dân tệ và gián tiếp gây thiệt hại khoảng 20 tỷ nhân dân tệ mỗi năm ở Trung Quốc.4 Ở Việt Nam,cho tới nay theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường bộ Y tế bệnh bụi phổi silic vẫn là một trong số bệnh nghề nghiệp thường gặp nhất. Năm 2015 tỷ lệ bệnh bụi phổi silic chiếm 15,3 % trong tổng số bệnh nghề nghiệp. Tính tới năm 2016 có 325 người được chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic trong toàn quốc, chiếm 5,5% trong tổng số 5.855 người khám bệnh bụi phổi silic .5 Có nhiều giả thuyết giải thích về cơ chế của bệnh bụi phổi như thuyết điện áp, thuyết protein hấp thụ, thuyết cơ học, thuyết miễn dịch.... trong số đó thuyết “đại thực bào” được nhiều người công nhận nhất. Theo đó khi hít phải các tinh thể silic vào trong phế nang, các tinh thể này sẽ bị thực bào bới các đại thực bào phế nang, hoạt hóa mạng lưới phản ứng viêm và dẫn tới bài tiết các cytokine của phản ứng viêm vào trong các khoảng trống phế nang. Hậu quả của quá trình đáp ứng viêm mạn tính là hình thành bệnh bụi phổi silic Trong quá trình đáp ứng viêm mạn tính này có sự tham gia của nhiều loại cytokines như : IL-1, IL-6, IL-10, TNF-α,.... . Trong số đó TNF-α là cytokine do đại thực bào phế nang tiết có vai trò quan trọng khi vừa đáp ứng kích thích viêm, vừa là yếu tố trực tiếp điều hòa kích thích các nguyên bào sợi và sự collagen hóa mô tổn thương để hình thành tổ chức xơ tại phổi trong bệnh bụi phổi silic. Gen TNF- α điều chỉnh sản xuất TNF-α ở mức độ phiên mã.6 Các nghiên cứu chỉ ra các đa hình đơn nucleotide G→A trong vùng promoter làm tăng sản xuất TNF-α. Gần đây trên thế giới có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đa hình đơn này có liên quan tới sự hình thành và tiến triển của bệnh bụi phổi. Năm 2012 Wang và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu bệnh chứng cho thấy sự liên quan giữa đa hình đơn gen TNF-α (-308) G→A với bệnh bụi phổi tuy nhiên kết quả vẫn còn chưa thống nhất, cần nghiên cứu thêm.7 Hiện nay ở Việt Nam các nghiên cứu liên quan đến bệnh bụi phổi silic mới chủ yếu tập trung ở các nghiên cứu về dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng và xác định các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp. Chưa có các nghiên cứu về dịch tễ học phân tử ứng dụng kĩ thuật cao phát hiện các biến đổi kiểu gen của gen TNF-α ảnh hưởng tới bệnh bụi phổi silic. Các nghiên cứu về dịch tễ học phân tử của bệnh bụi phối silic sẽ giúp hình một chiến lược trong việc chẩn đoán sớm cũng như tư vấn cho những người lao động mang các biến thể gen TNF-α có thể tăng khả năng mắc bệnh bụi phổi silic lựa chọn được nghề nghiệp, có các biện pháp bảo hộ lao động thích hợp. Do đó nghiên cứu này cần thiết được thực hiện. Vì vậy chúng tôi thực hiền đề tài này với 2 mục tiêu chính: 1. Xác định đa hình đơn nucleotide TNF-α(-308)G→A trên các bệnh nhân bụi phổi silic. 2. Phân tích mối liên quan giữa đa hình đơn nuceotide TNF-α(- 308)G→A với bệnh bụi phổi silic
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1364
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0270.pdf
  Restricted Access
2.28 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.