Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1360
Title: | ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ ĐẠI TRÀNG SIGMA TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Authors: | HOÀNG NGỌC, NAM |
Advisor: | PGS.TS. PHẠM ĐỨC, HUẤN |
Keywords: | Ngoại khoa;8720104 |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | ĐHY |
Abstract: | Theo ghi nhận của tổ chức y tế thế giới, ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến đứng thứ ba về tỷ lệ mắc ở cả hai giới, đứng thứ hai về tỷ lệ tử vong. Theo SEER năm 2014 có khoảng 136.830 trường hợp ung thư đại trực tràng mới mắc trong đó 50.310 trường hợp tử vong 1. Tại Việt Nam, theo số liệu năm 2010 trên cả nước có khoảng 5.434 người mới mắc, đứng hàng thứ tư ở cả hai giới, trong đó tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của nam và nữ tương ứng là 19,0 và 14,7 trên 100.000 dân 2. Theo giải phẫu thì khung đại tràng chia làm nhiều đoạn. ĐT Sigma là đoạn cuối của đại tràng trái, nối phần cuối của đại tràng xuống với trực tràng. ĐT Sigma cũng là nơi hay gặp ung thư nhất trong toàn khung đại tràng, chiếm tỷ lệ khoảng 25-35% ung thư đại trực tràng tùy theo các báo cáo khác nhau 3,4,5. Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng gợi ý, các xét nghiệm về hình ảnh học và cuối cùng cần bằng chứng của giải phẫu bệnh. Việc chẩn đoán sớm bệnh và điều trị kịp thời là yếu tố vô cùng quan trọng đối với tiên lượng bệnh. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ trong các phương pháp cận lâm sàng trong đó có nội soi ống mềm thì việc chẩn đoán sớm bệnh ngay cả khi chưa có các triệu chứng lâm sàng đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng. Tuy vậy, theo nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước cho thấy ung thư đại tràng Sigma là nơi hay gặp nhất của các biến chứng cấp tính của bệnh như tắc ruột, thủng ruột gây viêm phúc mạc. Bên cạnh đó, việc xác định vị trí khối u chính xác trước mổ còn có tỷ lệ sai số đáng kể gây khó khăn cho việc tiên lượng cũng như lập kế hoạch phẫu thuật, đặc biệt là đối với phẫu thuật nội soi. Trên thế giới đã từng có các báo cáo liên quan đến vấn đề chẩn đoán sai vị trí khối u trước mổ dẫn tới việc phẫu thuật nhầm hết sức đáng tiếc. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính trong ung thư đại trực tràng nói chung. Ngày nay với sự bùng nổ của PTNS, PTNS điều trị UTĐTT đã được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1990 và ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Các ưu điểm của PTNS thuờng được nhắc đến như là: sẹo mổ nhỏ, thẩm mỹ, ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn, mất ít máu, tỉ lệ nhiễm khuẩn sau mổ thấp, phục hồi sức khoẻ nhanh sớm trở lại công việc, ít biến chứng, ít sang chấn, ít ảnh hưởng đến hô hấp, miễn dịch ít đảo lộn. PTNS cũng cho phép không chỉ PTV mà cả kíp mổ có thể cùng quan sát, các hình ảnh kỹ thuật có thể được ghi lại dễ dàng, điều này tạo điều kiện tối đa cho việc đào tạo, rèn luyện tay nghề hoặc chuyển giao kỹ thuật. Trong thời gian đầu, PTNS thường đòi hỏi thời gian lâu hơn mổ mở. Hiện nay cùng với các trang thiết bị ngày một hiện đại hơn, các PTV ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn. PTNS điều trị UTĐT ngày càng được áp dụng rộng rãi. Ở Việt Nam, PTNS các bệnh lý UTĐT được áp dụng đầu tiên năm 2000. Tại Bệnh viện Việt Đức đã áp dụng phẫu thuật nội soi cho các bệnh lý của đại trực tràng từ năm 2001. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mỗi năm có số lượng lớn bệnh nhân ung thư đại tràng đến khám, tư vấn và điều trị.Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại tràng Sigma tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhóm bệnh nhân ung thư đại tràng Sigma được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại tràng Sigma tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1360 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0266.pdf Restricted Access | 1.87 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.