Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1333
Title: KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA TÁI PHÁT TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
Authors: PHẠM BÁ, TUÂN
Advisor: Trần Ngọc, Lương
Đinh Văn, Trực
Keywords: Ung thư
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Ung thư tuyến giáp là bệnh ác tính thường gặp nhất của hệ nội tiết, đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu. Theo Hiệp hội Quốc tế phòng chống ung thư, ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 90% tổng số các ung thư tuyến nội tiết và khoảng 3,6% tổng số các ung thư nói chung 1. Theo GLOBOCAN 2018, ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 5 trong số các bệnh ung thư ở nữ giới với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 10,2/100.000 dân, đứng hàng thứ 11 chung cho cả 2 giới với 567.233 ca mới mắc và 41.071 ca tử vong hàng năm. Tỷ lệ mắc khoảng 3,31/100.000 dân ở cả hai giới và nữ/nam là 3/1 1. Tại Việt Nam, ung thư tuyến giáp có xu hướng gia tăng và nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ mắc bệnh cao, đứng hàng thứ 9 trong tất cả các loại ung thư cả hai giới (5418 ca mới mắc, 528 ca tử vong mỗi năm) và đứng hàng thứ 5 ở nữ giới, tỷ lệ nữ/nam là 5/1 1. Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa gồm thể nhú và thể nang, trong mỗi thể lại có nhiều biến thể và chúng là một trong những tiêu chí để đánh giá phân tầng nguy cơ tái phát. Mặc dù ung thư tuyến giáp thể biệt hóa có tiên lượng tốt do bệnh tiến triển chậm, có thể phẫu thuật triệt căn và đáp ứng với điều trị I131 nhưng những nghiên cứu cho thấy có khoảng 10 – 30% bệnh nhân có tái phát, vị trí tái phát thường tại giường tuyến giáp và hạch bạch huyết vùng cổ 2-6. Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tái phát là sự xuất hiện của một hay nhiều tổn thương tại vùng tuyến giáp, hệ thống hạch cổ hoặc vị trí khác trên bệnh nhân trước đó đã được chẩn đoán là ung thư tuyến giáp thể biệt hóa và điều trị được xem như lấy bỏ hoàn toàn tổ chức ung thư (cắt toàn bộ tuyến giáp có thể kèm theo hoặc không nạo vét hạch cổ, kèm theo hoặc không điều trị I131) với thời gian từ lần điều trị đầu tiên đến thời điểm tái phát hơn 6 tháng 7. Chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tái phát phải dựa trên bằng chứng về lâm sàng và cận lâm sàng trong đó xét nghiệm đầu tay để chẩn đoán là siêu âm vùng cổ, định lượng thyroglobulin (Tg) và xạ hình toàn thân 5-8. Điều trị bằng I131 và phẫu thuật là hai phương pháp chính trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tái phát, trong đó phẫu thuật là phương pháp quan trọng để loại bỏ tổn thương tái phát, xâm lấn tại chỗ. Phẫu thuật ung thư tuyến giáp tái phát thường gặp khó khăn do thay đổi giải phẫu, xơ hóa sau phẫu thuật và thâm nhiễm của tổ chức ung thư do đó tỷ lệ tai biến và biến chứng thường tăng cao. Tuy nhiên, chuẩn bị tốt trước phẫu thuật với các xét nghiệm hình ảnh định vị thương tổn, bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm, kỹ năng tốt, hiểu biết sâu về giải phẫu vùng cổ sẽ làm giảm tỷ lệ tai biến, biến chứng 5, 6, 8, 9. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về phẫu thuật ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tái phát. Tuy nhiên, tại Việt Nam còn ít đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả sớm phẫu thuật ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tái phát tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương” nhằm 2 mục tiêu: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tái phát tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương giai đoạn 2017 - 2019. 2. Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tái phát tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1333
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0222.pdf
  Restricted Access
1.73 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.