
Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1312
Title: | ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HẠ GLUCOSE MÁU Ở TRẺ SƠ SINH TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI |
Authors: | BÙI VĂN, ĐỨC |
Advisor: | PGS.TS. Nguyễn Phú, Đạt |
Keywords: | Nhi khoa;8720106 |
Issue Date: | 2020 |
Publisher: | ĐHY |
Abstract: | Theo WHO, hạ glucose máu được định nghĩa khi nồng độ glucose trong máu <2,6mmol/L.1 Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương. Hạ glucose máu là một trong những rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất ở sơ sinh. Hậu quả nghiêm trọng của hạ glucose máu là tổn thương thần kinh trung ương, ảnh hưởng chức năng tim, thậm chí tử vong. Hạ glucose máu thường xảy ra trong 24h đầu sau sinh ngay cả với trẻ sơ đủ tháng. Theo Harris và cộng sự nghiên cứu tại trung tâm hồi sức sơ sinh ở New Zealand, năm 2012 tỉ lệ hạ glucose máu là 51% trong số trẻ sơ sinh có nguy cơ, trong đó có đến 81% xảy ra trong 24h đầu tiên.2 Theo nghiên cứu của Jonas và cộng sự năm 2014, tại Áo, tỷ lệ hạ glucose máu ở trẻ sơ sinh có nguy cơ là 24,1%, trong đó có đến 11,7% trẻ có nhiều lần hạ glucose máu.3 Theo nghiên cứu Samayam và cộng sự năm 2015, tại Bangalore, có 10% trẻ sơ sinh đủ tháng bị hạ glucose máu và đều xảy ra trong 24h đầu sau sinh.4 Theo Thinesh Kumar và cộng sự nghiên cứu năm 2018 tại Ấn Độ, tỉ lệ hạ glucose máu ở những trẻ sơ sinh có nguy cơ là 33,3%, trong đó thì có đến 30,3% trẻ hạ glucose máu không có triệu chứng và chỉ có 3% trẻ là có triệu chứng.5 Tại Việt Nam, theo Lê Vũ Ánh Tuyết nghiên cứu tại khoa Nhi Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, năm 2013 thì tỷ lệ hạ glucose máu ở trẻ sơ sinh là 19,5%.6 Hơn thế nữa, có mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng hạ glucose máu và tỉ lệ tử vong chu sinh. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến tử vong của trẻ đẻ non tại bệnh viện Nhi trung ương trong năm 2008 cho thấy nhóm trẻ có kết quả xét nghiệm glucose máu < 2,2 mmol/L có nguy cơ tử vong cao hơn gấp 1,87 lần so với nhóm trẻ có glucose máu từ 2,3- 6,9 mmol/L.7 Triệu chứng của hạ glucose máu thường không điển hình, không đặc hiệu, thậm chí không có triệu chứng và thường bị nhầm lẫn bởi triệu chứng của bệnh nền và không thể chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt đầu tiên của nước ta, trực thuộc Bộ Y tế, là tuyến cuối khám chữa bệnh của các tỉnh và thành phố khu vực phía Bắc cũng như của cả nước. Với sự kết hợp của mô hình sản- nhi hiện đang hoạt động rất hiệu quả tại bệnh viện, khoa Nhi đã tiếp nhận và điều trị nhiều sơ sinh có bệnh lý được chuyển vào từ khoa Sản cũng như từ các bệnh viện tuyến dưới. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về hạ glucose máu trên đối tượng như trẻ đủ tháng, đẻ non, trẻ già tháng, trẻ có mẹ bị đái tháo đường…, nhưng nghiên cứu về tình trạng hạ glucose máu ở trẻ sơ sinh bệnh lý thì chưa nhiều. Vì vậy, để góp phần chẩn đoán sớm và điều trị sớm cho sơ sinh bị hạ glucose máu, nhất là những trẻ sơ sinh bệnh lý thì chúng tôi thực hiện đề tài này với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của hạ glucose máu ở trẻ sơ sinh tại khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến tình trạng hạ glucose máu sơ sinh. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1312 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0238.pdf Restricted Access | 1.65 MB | Adobe PDF | ![]() Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.