Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1304
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTS. LƯU SỸ, HÙNG-
dc.contributor.authorÂU DƯƠNG QUỐC, UY-
dc.date.accessioned2021-11-03T08:45:36Z-
dc.date.available2021-11-03T08:45:36Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1304-
dc.description.abstractTrong các bệnh lý động mạch, xơ vữa động mạch (XVĐM) là bệnh lý thường gặp nhất 1. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở các động mạch kích cỡ lớn và trung bình, trong đó thường gặp nhất là động mạch vành (ĐMV). Tổn thương cơ bản là sự dày lên của lớp áo trong thành động mạch, gọi là mảng xơ vữa (fibroliquid plaque) 2. Khi ĐMV bị tắc hẹp do mảng xơ vữa sẽ gây mất cân bằng giữa tưới máu và nhu cầu oxy của cơ tim dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim, hậu quả thường dẫn đến nhồi máu cơ tim. Trên 90% nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ cơ tim là do bệnh xơ vữa động mạch vành, do đó bệnh tim thiếu máu cục bộ được gọi là bệnh động mạch vành 3. Bệnh ĐMV và XVĐMV là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới 4. Theo thống kê của WHO năm 2017 5, tại Mỹ có 479.223 trường hợp tử vong do bệnh ĐMV chiếm 20,9% tử vong nói chung. Tại Việt Nam, bệnh ĐMV là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai sau đột quỵ với 58.452 trường hợp chiếm tỉ lệ 11,58% (theo WHO năm 2017) 5. Dự đoán trong tương lai, gánh nặng do XVĐM ngày càng tăng do tuổi thọ ngày càng tăng và bệnh có xu hướng trẻ hóa. Những tiến bộ vượt bậc trong y học giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời những biến cố do XVĐM gây ra đã cứu sống và kéo dài tuổi thọ cho những bệnh nhân mắc bệnh lý này. WHO đã đưa ra cảnh báo “bệnh động mạch vành là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và thật sự đã trở thành đại dịch không có hồi kết”6. Trong lâm sàng hiện nay, xơ vữa mạch vành có thể được đánh giá bằng chẩn đoán hình ảnh (chụp mạch vành cản quang, siêu âm nội mạch, …) và đánh giá chức năng (nghiệm pháp thảm lăn, siêu âm gắng sức, …). Tuy nhiên, chẩn đoán hình ảnh thường có những điểm hạn chế khi suy diễn khả năng đánh giá chức năng; và ngược lại, đánh giá chức năng lại không đánh giá được những tổn thương hẹp kèm tái định dạng mạch máu hoặc tổn thương nguy cơ cao có thể gây biến cố tim mạch sớm7. Đồng thời, tỉ lệ mắc XVĐMV thực sự trong cộng đồng không thể đánh giá chính xác bằng hai phương pháp trên do tính chất xâm lấn và chi phí tốn kém 8. Do đó, các nghiên cứu về động mạch vành qua giám định pháp y được xem là hữu ích giúp phác họa nên bức tranh toàn cảnh về xơ vữa ĐMV trong cộng đồng. Thực tế hiện nay việc đánh giá tổn thương về mặt đại thể và vi thể giữa các Trung tâm Pháp y trên toàn quốc vẫn chưa có sự thống nhất chung. Vào năm 2000, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã công bố bảng phân loại xơ vữa động mạch với các tiêu chuẩn rõ ràng cho từng giai đoạn tiến triển của bệnh. Đây là hệ thống phân loại mới nhất được chấp nhận rộng rãi và hiện đang áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu XVĐMV qua giám định pháp y, tuy nhiên tại Việt Nam vẫn chưa có các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này được công bố. Xuất phát từ thực tế trên và nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác giám định pháp y, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Đặc điểm giải phẫu bệnh xơ vữa động mạch vành theo phân loại của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ năm 2000 qua giám định pháp y” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm giải phẫu bệnh xơ vữa động mạch vành theo phân loại của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ năm 2000 tại Trung tâm Pháp y Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Phân tích mối liên quan giữa đặc điểm giải phẫu bệnh xơ vữa động mạch vành với tổn thương cơ tim và một số yếu tố liên quan khác.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐHYvi_VN
dc.subjectGiải phẫu bệnhvi_VN
dc.subject8720101vi_VN
dc.titleĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH VÀNH THEO PHÂN LOẠI CỦA HIỆP HỘI TIM MẠCH HOA KỲ NĂM 2000 QUA GIÁM ĐỊNH PHÁP Yvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0230.pdf
  Restricted Access
4.05 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.