Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1290
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisor1. TS. Nguyễn Thị Hồng, Minh-
dc.contributor.advisor2. PGS.TS. Trịnh Thị Thái, Hà-
dc.contributor.authorPHẠM THỊ MINH, TÂM-
dc.date.accessioned2021-11-03T08:15:27Z-
dc.date.available2021-11-03T08:15:27Z-
dc.date.issued2020-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1290-
dc.description.abstractỞ Việt Nam, bệnh quanh răng là bệnh phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi, đứng hàng thứ hai sau sâu răng. Theo ngân hàng dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2012 về tình hình bệnh quanh răng cho thấy tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng của bệnh tăng lên theo tuổi. Bệnh quanh răng là bệnh của tổ chức quanh răng, bao gồm: lợi, dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng. Bệnh có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh rất phức tạp, bao gồm hai loại tổn thương chính: tổn thương khu trú ở lợi và lan đến tổ chức chống đỡ quanh răng. Bệnh tiến triển âm thầm, nặng lên bởi các đợt cấp, cuối cùng dẫn đến mất răng, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống. Theo điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2019, 50 % người lớn có chảy máu lợi thi thăm khám, tỷ lệ người lớn có túi lợi (CPI =1 và CPI=2) chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm tuổi trên 65 tuổi (16,2%),tỷ lệ này ở nhóm tuổi 45-64 là 16% như vậy tỷ lệ người lớn ở Việt Nam có túi lợi chiếm 32,2 % 1. Người cao tuổi (NCT) là người từ 60 tuổi trở lên theo quỹ dân số của Liên hợp quốc và theo luật người cao tuổi nước ta 3. Trong những năm gần đây do điều kiện sống tốt hơn và có nhiều tiến bộ về y học nên tuổi thọ con người ngày càng cao, tỷ lệ người cao tuổi cũng ngày càng tăng. Sự gia tăng số lượng người cao tuổi đặt ra thách thức lớn cho ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trong đó có chăm sóc sức khoẻ răng miệng. Tuy nhiên sức khoẻ răng miệng ở nhóm đối tượng này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, theo kết quả điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2019 trên 4188 người có tới 28,6 % chưa đi khám răng miệng lần nào 1. Tỷ lệ bệnh vùng quanh răng miệng ở người cao tuổi còn lớn chính là nguyên nhân gây mất răng chủ yếu ở nhóm đối tượng trên, làm ảnh hưởng sức khoẻ toàn thân, suy giảm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Để kiểm soát cũng như dự phòng bệnh quanh răng thì tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh là cần thiết để đưa ra được những khuyến cáo hữu ích nhằm phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người cao tuổi, các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh có thể kể đến như tuổi, giới, kiến thức thái độ hành vi, trình độ nhận thức, phong tục tập quán tại địa phương cũng như điều kiện kinh tế của gia đình, của xã hội.Thời gian qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu khảo sát tình trạng bệnh vùng quanh răng nhưng chủ yếu trong cộng đồng dân cư tại các địa phương, ít có nghiên cứu về bệnh trên các nhóm đối tượng tại bệnh viện. Thực tế tại bệnh viện Thanh Nhàn, đơn nguyên Răng Hàm Mặt, số lượng bệnh nhân đến khám có tỷ lệ lớn là người cao tuổi vì vậy,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng bệnh quanh răng và nhu cầu điều trị của bệnh nhân cao tuổi đến khám và điều trị tại Bệnh Viện Thanh Nhàn năm 2019-2020” nhằm các mục tiêu : 1. Thực trạng bệnh quanh răng và nhu cầu điều trị của bệnh nhân người cao tuổi đến khám tại Bệnh Viện Thanh Nhàn năm 2019-2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng bệnh quanh răng ở nhóm đối tượng nghiên cứu trên.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherĐHYvi_VN
dc.subjectRăng Hàm Mặtvi_VN
dc.subject8720501vi_VN
dc.titleTHỰC TRẠNG BỆNH QUANH RĂNG VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2019-2020vi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0216.pdf
  Restricted Access
2.47 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.