Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1289
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu, Phương | - |
dc.contributor.advisor | 2. TS. Trần Tuấn, Anh | - |
dc.contributor.author | THANVA, YIALAO | - |
dc.date.accessioned | 2021-11-03T08:13:12Z | - |
dc.date.available | 2021-11-03T08:13:12Z | - |
dc.date.issued | 2020 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1289 | - |
dc.description.abstract | Hiện nay, bệnh sâu răng, viêm lợi vẫn còn rất phổ biến ở các nước trên thế giới kể cả các nước đã phát triển. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và ở mọi tầng lớp xã hội, gây hậu quả ở nhiều mức độ và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe chung của con người. Theo WHO, bệnh sâu răng, viêm lợi được ghi nhận là căn bệnh phổ biến trên thế giới nhất là khu vực Châu Á và Mỹ Latin, bệnh cũng từng được xem là một trong ba mối nguy hàng đầu cho sức khỏe con người sau bệnh ung thư và tim, do mức độ phổ biến chiếm khoảng 90%, thời gian mắc bệnh sớm từ 6 tháng tuổi, ngay sau khi răng mọc 1. Vào năm 2007, tại Hội nghị sức khỏe răng miệng thế giới lần thứ 60, các thành viên của Tổ chức Y tế thế giới đã thông qua nghị quyết, đưa xúc tiến và phòng ngừa bệnh sâu răng vào quy hoạch phòng ngừa và điều trị tổng hợp bệnh mạn tính 2. Cho đến hiện nay, sức khỏe răng miệng vẫn là một trong 10 tiêu chuẩn lớn về sức khỏe. Do vậy, việc chăm sóc và dự phòng bệnh sâu răng là một vấn đề lớn được chính phủ các nước quan tâm 3,4. Bệnh sâu răng, viêm lợi nếu không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tủy, viêm quanh răng, có thể dẫn đến mất răng, thậm chí gây nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong đối với những trường hợp nặng và tất nhiên chi phí cho việc chữa bệnh là rất lớn 5. Trong hơn 3 thập niên qua, khoa học đã đạt được nhiều tiến bộ, cùng với sự phát triển của y học trong việc tìm ra bệnh căn của sâu răng và nhiều nước đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống sâu răng thích hợp, nhờ đó mà các nước phát triển như Canada, Mỹ, Đan Mạch, Anh và cả các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore, tỷ lệ bệnh sâu răng có xu hướng giảm dần. Trong khi, tại các nước đang phát triển như Việt Nam, Iran, Campuchia, Triều Tiên, và Lào sâu răng vẫn có khuynh hướng gia tăng 1,6-8. Ở Lào, cùng với sự thay đổi và phát triển về điều kiện kinh tế xã hội trong những năm gần đây là sự gia tăng chế độ dinh dưỡng, việc sử dụng đường sữa, bánh kẹo nhiều hơn trong khi đó người dân chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của bệnh sâu răng, viêm lợi. Một cuộc khảo sát thí điểm về sức khỏe răng miệng trên 289 học sinh trong độ tuổi từ 5-12 tuổi tại Viêng Chăn, Lào vào năm 2009 đã cho thấy tỷ lệ sâu răng cao (chiếm 85,4%) và hầu hết tất cả các răng sâu đều không được điều trị, gánh nặng của bệnh sâu răng ở học sinh Lào là cao 9. Ở lứa tuổi trung học phổ thông, sự phát triển của hàm răng đã gần như hoàn chỉnh. Do vậy, việc phát hiện sớm tình trạng sâu răng của học sinh ở lứa tuổi này sẽ góp phần không nhỏ vào công tác phòng bệnh và điều trị răng miệng của trẻ em để có hàm răng khỏe mạnh, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu cho vấn đề này ở Lào. Xuất phát từ cơ sở khoa học và các thực tiễn trên, đề tài nghiên cứu: “Thực trạng sâu răng, viêm lợi và kiến thức, thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh trường Phiavat, Viêng Chăn, Lào, 2019-2020” mong muốn được thực hiện nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng sâu răng, viêm lợi của học sinh trường Phiavat, Viêng Chăn, Lào, năm 2019-2020. 2. Mô tả kiến thức, thực hành chăm sóc răng miệng của nhóm học sinh trên. | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | ĐHY | vi_VN |
dc.subject | Răng Hàm Mặt | vi_VN |
dc.subject | 8720501 | vi_VN |
dc.title | THỰC TRẠNG SÂU RĂNG, VIÊM LỢI VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHIAVAT, VIÊNG CHĂN LÀO, 2019-2020 | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2020THS0215.pdf Restricted Access | 1.95 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.