Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1278
Title: ĐặC ĐIểM LÂM SàNG, CậN LÂM SàNG, KếT QUả ĐIềU TRị VIÊM NHIễM VùNG ĐầU MặT Cổ ở TRẻ EM DO STAPHYLOCOCCUS AUREUS TạI KHOA RĂNG HàM MặT BệNH VIệN NHI TRUNG ƯƠNG
Authors: ĐỖ VĂN, CẨN
Advisor: Đặng Triệu, Hùng
Hoàng Thị Bích, Ngọc
Keywords: Răng Hàm Mặt
Issue Date: 2020
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Staphylococcus aureus (S.aureus) được phân lập vào năm 1880 ở Aberdeen Vương quốc Anh bởi nhà phẫu thuật Alexander Ogston và đến nay S. aureus là một trong những căn nguyên gây nhiễm trùng cộng đồng và nhiễm trùng bệnh viện. S. aureus có nhiều yếu tố độc lực, mức đề kháng kháng sinh cao và mang nhiều gen kháng nhiều loại kháng sinh khác nhau nên việc điều trị nhiễm trùng gặp nhiều khó khăn.1 Ở nhiều nước trên thế giới, các nhiễm trùng do S.aureus không chỉ là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các nhiễm trùng da và mô mềm mà S.aureus cũng được cho là nguyên nhân của các nhiễm trùng nặng toàn thân, bao gồm: nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi hoại tử, viêm cân mạc hoại tử, viêm nội tâm mạc và các nhiễm khuẩn nặng khác 23. Việc điều trị các nhiễm trùng do S. aureus đặt ra nhiều thách thức bởi tình trạng kháng thuốc, đặc biệt là các chủng S. aureus kháng Methicillin (Methicillin Resistant Staphylococcus aureus – MRSA). Cùng với sự bùng nổ của hiện tượng kháng kháng sinh, sự gia tăng tỷ lệ của nhiễm trùng vùng đầu mặt cổ do MRSA đã được mô tả trong nhiều nghiên cứu gần đây trên ở các nước trên thế giới.45 Vùng đầu mặt cổ với nhiều khoang hốc tự nhiên như mũi, tai, miệng, họng…cũng như hệ thống mạch máu và bạch huyết phong phú. Các viêm nhiễm vùng đầu cổ, đặc biệt là các ổ viêm ở sâu liên quan với nhiều cấu trúc giải phẫu quan trọng của cơ thể rất dễ lan ra nhiễm trùng nặng toàn thân và có thể gây các biến chứng nặng hoặc tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhất là trên các đối tượng trẻ nhỏ6. Trẻ em là đối tượng dễ bị các bệnh nhiễm trùng mắc phải, đặc biệt là các nhiễm trùng vùng đầu mặt cổ và có nguy cơ lây nhiễm MRSA ngày càng cao4, nghiên cứu của Braford và cộng sự năm 2017 nhận thấy có 62,2% các trường hợp bị áp xe vùng đầu mặt cổ có độ tuổi dưới 2 tuổi. Ngoài ra việc xác định căn nguyên gây nhiễm trùng vùng đầu mặt cổ ở đối tượng là trẻ nhỏ và đặc biệt là tình trạng kháng thuốc của MRSA gây khó khăn cho việc điều trị. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về tình trạng nhiễm trùng vùng đầu mặt cổ do S. aureus ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng như tại Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị viêm nhiễm vùng đầu mặt cổ ở trẻ em do Staphylococcuc aureus tại Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm nhiễm vùng đầu mặt cổ ở trẻ em do Staphylococcus aureus. 2. Đánh giá kết quả điều trị viêm nhiễm vùng đầu mặt cổ ở trẻ do Staphylococcus aureus theo kháng sinh đồ.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1278
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21CKII0218.pdf
  Restricted Access
2.11 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.