Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1268
Title: TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ CÓ LIÊN QUANĐẾN SỰ GIA TĂNG KÍCH THƯỚC CỦA KHỐI PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG SAU CAN THIỆP ĐẶT STENT GRAFT
Authors: TRẦN VĂN, ĐÔNG
Advisor: TS. PHẠM MINH, TUẤN
Keywords: NỘI TIM MẠCH;8720107
Issue Date: 2020
Publisher: ĐHY
Abstract: Hiện nay, bệnh lý phình động mạch chủ bụng ngày càng trở nên phổ biến. Theo ước tính tại các nước phát triển, tỉ lệ phình động mạch chủ bụng khoảng 2-8%, trong đó tỉ lệ nam giới cao hơn nữ giới (4-8% ở nam giới trên 50 tuổi so với 1-1,3% ở nữ giới)1. Tỉ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi ở cả nam và nữ, nhất là ở độ tuổi trên 602. Ở Việt Nam hiện nay chưa có các nghiên cứu đánh giá tỉ lệ hiện mắc của phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận ở cộng đồng dân cư, tuy nhiên theo một nghiên cứu của Văn Tần và cộng sự tiến hành năm 2008, tỉ lệ mắc hiện tại vào khoảng 0,8%3. Phình động mạch chủ bụng nếu không được điều trị kịp thời sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Tại Hoa Kỳ năm 2010, ước tính khoảng 7000 người tử vong do phình động mạch chủ bụng vỡ4. Các biến chứng thường gặp của phình động mạch chủ bụng bao gồm vỡ túi phình, thiếu máu tạng do khối phình chèn ép. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, các phương pháp điều trị phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận đã có những bước tiến rõ rệt, trong đó có phương pháp can thiệp nội mạch: Đặt stent graft qua đường ống thông (EVAR). Phương pháp này thể hiện những ưu điểm so với phẫu thuật ở khía cạnh giảm đáng kể tỉ lệ tử vong quanh can thiệp. Kỹ thuật EVAR ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong điều trị, với tần suất gia tăng 600% mỗi năm ở Hoa Kỳ, với trên 50% trường hợp là điều trị bệnh lý phình động mạch chủ bụng5. Các đặc điểm về hình thái giải phẫu của động mạch chủ bụng là những tiêu chí quan trọng trong việc tiến hành EVAR cho bệnh nhân, hơn là các tiêu chí về mặt sinh lý bệnh học6. Việc đánh giá kết quả sau can thiệp, cũng như theo dõi và xử trí các biến chứng sau đặt stent trở thành một vấn đề sống còn, trong đó sự gia tăng kích thước túi phình đã được chứng minh có mối liên quan chặt chẽ tới biến chứng vỡ túi phình7. Ở Việt Nam hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá mối tương quan giữa đặc điểm hình thái giải phẫu của túi phình và các biến chứng xảy ra sau can thiệp. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tìm hiểu các yếu tố có liên quan đến sự gia tăng kích thước của khối phình động mạch chủ bụng sau can thiệp đặt stent graft”, với hai mục tiêu chính: 1. Mô tả đặc điểm hình thái khối phình động mạch chủ bụng có chỉ định đặt stent graft qua đường ống thông; 2. Tìm hiểu các yếu tố có liên quan đến sự gia tăng kích thước của khối phình động mạch chủ bụng sau can thiệp đặt stent graft.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1268
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2020THS0198.pdf
  Restricted Access
3.01 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.